| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,587
Tất cả: 99,842,972
 
 
Bản in
Du học- làm thêm rồi thành... 'thất học'
Tin đăng ngày: 28/12/2015 - Xem: 1614
 

Nhiều học sinh Việt sang Nhật Bản du học, chấp nhận làm thêm vất vả trả nợ, thậm chí bị lừa cuối cùng kết quả học tập sa sút.

Du học Nhật Bản đang là một cơn sốt đối với những học sinh ôm mộng làm giàu nhanh chóng hay yêu thích khám phá. Song khi được sang Nhật, nhiều du học sinh không tham gia được các khóa học hay đạt kết quả thấp do mất quá nhiều thời gian vào việc đi làm thêm trả nợ.

Những khoản nợ này đa phần là do họ chấp nhận vay đưa cho các Công ty môi giới du học, tư vấn du học chỉ nhằm một mục đích cuối cùng là sang Nhật.

Trường hợp Nguyễn Văn Hải (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chấp nhận bỏ ngang việc học năm thứ 2 tại ĐH Hà Tĩnh, theo lời mời gọi của các Công ty tư vấn du học Nhật Bản có trụ sở tại TP. Vinh, vay vốn để sang Nhật vừa học vừa kiếm tiền.

Theo lời các môi giới ở đây, có hai hình thức dễ kiếm tiền ở Nhật gồm đi xuất khẩu lao động hoặc học trường tiếng Nhật, học trường nghề, học cao đẳng. Với mức phí 10.000 USD (khoảng 220 triệu đồng) bao gồm chi phí học tập, vé máy bay, thủ tục, hồ sơ…

Khi sang Nhật, mỗi ngày Hải chỉ việc đi học 1 buổi, còn 1 buổi và đêm thì đi làm thêm lương từ 1.500 - 2.000 USD. Hải tính toán, với mức thu nhập này ở Nhật, chịu khó làm việc 5 năm, số vốn cũng kha khá.

Tuy nhiên, khi sang đến Nhật, thực tế khắc nghiệt ở đây cho Hải thấm thía rằng những lời mời gọi chỉ là bánh vẽ. Hải cho biết, việc học chiếm khá nhiều thời gian cộng với chi phí học tập tại trường đắt đỏ (gần 200 triệu/năm) và khoản nợ vay 250 triệu cho công ty tư vấn để sang đến Nhật, nên để có tiền trang trải học tập, sinh sống Hải phải làm thêm đủ nghề như: dọn nhà vệ sinh, đóng hàng ở siêu thị… để có tiền gửi về quê trả nợ.

“Lắm hôm, em phải làm việc xuyên đêm, sáng ra đến trường luôn nên rất mệt mỏi”, Hải nói.

Du học sinh tại Nhật Bản ngủ vật vờ ở chỗ làm thêm sau giờ làm.
Du học sinh tại Nhật Bản ngủ vật vờ ở chỗ làm thêm sau giờ làm.

Trần Quốc Tuấn ở Hà Tĩnh cũng gặp trường hợp tương tự như Hải ở trên. Năm 2013, tốt nghiệp ĐH Đà Nẵng, không xin được việc, gia đình Tuấn cầm cố ngôi nhà để vay tiền cho Tuấn đi du học ở Học viện Nhật ngữ (Tokyo). Tuấn tính toán, với mức lương làm thêm khoảng 35 - 40 triệu đồng mà nhân viên tư vấn đưa ra, chưa đầy một năm sau anh trả đủ nợ.

Nhưng khi quy định đặt ra cho sinh viên đi làm thêm không quá 28 tiếng/tuần, Tuấn đã phải làm hơn 80 tiếng/tuần để phải trang trải cuộc sống và gửi về nhà khoảng 10 triệu đồng/tháng. Theo Tuấn, hầu hết du học sinh sang Nhật gần đây đều có mục đích kiếm tiền nên tranh thủ làm thêm mọi lúc, mọi nơi.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2015 bùng nổ thị trường du học Nhật Bảnvới 15.265 du học sinh. Chỉ tính riêng số lượng công ty, tổ chức dịch vụ tư vấn du học về thị trường này năm qua đăng ký mới lên tới 169 đơn vị. Đi du học với mục đích lao động kiếm tiền nên không ít lưu học sinh vi phạm pháp luật, làm thêm quá 28 tiếng/tuần dẫn đến kết quả học tập sa sút.

Bà Tanaka Mizuki - Bí thư thứ hai Ban Văn hóa (Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) lý giải về số lượng lưu học sinh tăng đột biến là do có sự nhầm lẫn giữa mục đích lao động và tư cách lưu học sinh. Theo bà Tanaka Mizuki, một bộ phận công ty tư vấn du học đã cung cấp thông tin không chính xác, không đúng thực tế. Vì thế, du học sinh phải lãnh hậu quả khi chịu gánh nặng tiền vay và xoay xở đủ đường để chi trả mức phí sinh hoạt.

Bà Nguyễn Thị Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), cho rằng, năm tới, Sở GD&ĐT Hà Nội cần tăng cường thanh tra, thu hồi giấy phép hoạt động các đơn vị tư vấn vi phạm; công khai danh sách các đơn vị được cấp phép để người dân được biết, tránh bị lừa đảo.

Theo Tienphong.vn

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin giáo dục:
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (16/1/2023)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Vinh đợt 1 năm 2022 (13/1/2023)
Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại thành phố Vinh (28/12/2022)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự xét tuyển vòng 2 (20/12/2022)
Nghệ An: Hơn 400 giáo viên tham dự Kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh bậc tiểu học (30/11/2022)
Thành phố Vinh và huyện Quỳ Châu giành giải Nhất toàn đoàn Cuộc thi Tìm hiểu di sản văn hóa (24/11/2022)
91 nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu ở Nghệ An được khen thưởng (18/11/2022)
Hàng nghìn học sinh ở Nghệ An lo lắng vì các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ bị hoãn (11/11/2022)
Phụ huynh, học sinh hụt hẫng vì thông tin tạm hoãn các kỳ thi IELTS (11/11/2022)
Nghệ An giành Huy chương Vàng bóng chuyền hơi nam nữ tại Hội thao Người giáo viên nhân dân (6/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website