Một số DN trong nước đã chứng tỏ khả năng nghiên cứu thiết kế sản phẩm
CôngThương - “Vắng bóng” sản phẩm Việt
Nếu chỉ nhìn vào con số thống kê về số lượng DN, kim ngạch xuất khẩu và lượng vốn mà đầu tư nước ngoài đã thu hút được, vài năm trở lại đây, ngành điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử đạt khoảng 32,2 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2012 và tiếp tục giữ ngôi vị số 1 trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, phần lớn những thành quả đó thuộc về các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Báo cáo thường niên DN Việt Nam công bố mới đây cũng chỉ rõ: DN FDI chiếm trên 80% thị phần trong nước và phần lớn kim ngạch xuất khẩu, dù chỉ chiếm 1/4 trong tổng số gần 500 DN của ngành điện tử.
Trước sự đầu tư ồ ạt của các công ty điện tử hàng đầu khu vực và thế giới như Sam Sung, LG, Panasonic, Winter.. vào các lĩnh vực điện tử, các DN Việt Nam, phần lớn là DN nhỏ và vừa có tiềm lực tài chính, công nghệ hạn chế, ngày càng gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh ngay tại sân nhà. Khả năng, tiềm lực hạn chế, DN Việt Nam khó cạnh tranh được với các DN FDI về công nghệ, giá cả, trong bối cảnh hàng điện tử nhập khẩu nguyên chiếc tràn ngập thị trường. Hầu hết các sản phẩm điện tử đều được sản xuất theo thiết kế, mẫu mã của nước ngoài, hàm lượng chất xám ít nên giá trị gia tăng của sản phẩm chỉ đạt khoảng 10-15% và không có những sản phẩm “Made in Vietnam” đúng nghĩa.
Nếu chỉ nhìn vào con số thống kê về số lượng DN, kim ngạch xuất khẩu và lượng vốn mà đầu tư nước ngoài đã thu hút được, vài năm trở lại đây, ngành điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử đạt khoảng 32,2 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2012 và tiếp tục giữ ngôi vị số 1 trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, phần lớn những thành quả đó thuộc về các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Báo cáo thường niên DN Việt Nam công bố mới đây cũng chỉ rõ: DN FDI chiếm trên 80% thị phần trong nước và phần lớn kim ngạch xuất khẩu, dù chỉ chiếm 1/4 trong tổng số gần 500 DN của ngành điện tử.
Trước sự đầu tư ồ ạt của các công ty điện tử hàng đầu khu vực và thế giới như Sam Sung, LG, Panasonic, Winter.. vào các lĩnh vực điện tử, các DN Việt Nam, phần lớn là DN nhỏ và vừa có tiềm lực tài chính, công nghệ hạn chế, ngày càng gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh ngay tại sân nhà. Khả năng, tiềm lực hạn chế, DN Việt Nam khó cạnh tranh được với các DN FDI về công nghệ, giá cả, trong bối cảnh hàng điện tử nhập khẩu nguyên chiếc tràn ngập thị trường. Hầu hết các sản phẩm điện tử đều được sản xuất theo thiết kế, mẫu mã của nước ngoài, hàm lượng chất xám ít nên giá trị gia tăng của sản phẩm chỉ đạt khoảng 10-15% và không có những sản phẩm “Made in Vietnam” đúng nghĩa.
PGS.TS. Trần Đình Thiên: các DN điện tử cần tận dụng những lợi thế tiềm năng về tài nguyên, nguồn nhân lực trẻ… để có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, từ sản xuất hàng điện tử dân dụng sang chuyên dụng, đầu tư chiều sâu thay vì dàn trải theo chiều rộng. Tức là phải xác định rõ những công đoạn nào hoặc những sản phẩm, phụ tùng linh kiện nào có khả năng làm tốt nhất, có sức cạnh tranh cao. |
Ngoài ra, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử nguyên chiếc từ các nước ASEAN chỉ còn 5% theo lộ trình AFTA, trong khi thuế nhập khẩu các linh kiện để sản xuất ra sản phẩm điện tử trong nước lại khá cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các DN điện tử của Việt Nam.
Đầu tư sâu thay vì rộng
Theo các chuyên gia, đến năm 2015, hàng rào thuế quan giữa các nước tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN được gỡ bỏ, các DN trong nước vốn thiếu sản phẩm chủ lực sẽ càng lu mờ trước sức ép cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nhập ngoại, nhất là hàng nhập ngoại giá rẻ từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan…
Tuy nhiên, một số DN trong nước đã chứng tỏ được khả năng nghiên cứu thiết kế sản phẩm như Trung tâm ICDREC đã thiết kế thành công và thương mại hoá một số loại vi mạch chuyên dụng như VN8-01 cho hệ thống giám sát hàng hải từ xa, bộ vi xử lý 32 bit VN 1632 cho các hệ thống điều khiển phức tạp, đòi hỏi tốc độ cao như điện thoại di động, thiết bị truyền thông, xử lý ảnh... Điều đó cho thấy, DN Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điện tử toàn cầu nếu như được hỗ trợ về tiềm lực tài chính và những ưu đãi về đầu tư…
Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, thay vì đầu tư manh mún, dàn trải như hiện nay, ngành điện tử Việt Nam phải xác định tập trung tham gia hệ thống sản xuất của khu vực. Các DN cần liên kết, hợp tác sản xuất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao, xây dựng thương hiệu Việt.
Đầu tư sâu thay vì rộng
Theo các chuyên gia, đến năm 2015, hàng rào thuế quan giữa các nước tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN được gỡ bỏ, các DN trong nước vốn thiếu sản phẩm chủ lực sẽ càng lu mờ trước sức ép cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nhập ngoại, nhất là hàng nhập ngoại giá rẻ từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan…
Tuy nhiên, một số DN trong nước đã chứng tỏ được khả năng nghiên cứu thiết kế sản phẩm như Trung tâm ICDREC đã thiết kế thành công và thương mại hoá một số loại vi mạch chuyên dụng như VN8-01 cho hệ thống giám sát hàng hải từ xa, bộ vi xử lý 32 bit VN 1632 cho các hệ thống điều khiển phức tạp, đòi hỏi tốc độ cao như điện thoại di động, thiết bị truyền thông, xử lý ảnh... Điều đó cho thấy, DN Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điện tử toàn cầu nếu như được hỗ trợ về tiềm lực tài chính và những ưu đãi về đầu tư…
Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, thay vì đầu tư manh mún, dàn trải như hiện nay, ngành điện tử Việt Nam phải xác định tập trung tham gia hệ thống sản xuất của khu vực. Các DN cần liên kết, hợp tác sản xuất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao, xây dựng thương hiệu Việt.