DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG MỚI Đề nghị được đặt tên đợt IV trên địa bàn Thành phố Vinh (sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) |
|
DANH MỤC TÊN ĐƯỜNG ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH, ĐẶT TÊN MỚI |
|
Tiêu chí đ ặt, đổi tên đường, phố thành phố vinh đợt IV
Căn cứ để xây dựng tiê u chí: - Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. - Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá- Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. - Qui hoạch thành phố Vinh đã được phê duyệt. - Kinh nghiệm việc đặt, đổi tên đường, phố của một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... và thực trạng đặt tên đường, phố trên địa bàn thành phố Vinh các đợt trước đây.
I. Về tên danh nhân, sự kiện, đ ịa danh lịch sử được xem xét, lựa chọn để đặt tên đường, phố:
1.Tên danh nhân: - Là những danh nhân tiêu biểu, những nhân vật lịch sử, văn hoá nổi tiếng, có đức, có tài, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quê hương, có công lớn trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá- nghệ thuật, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh, ngoại giao và các ngành khoa học khác, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc; được nhân dân suy tôn và thừa nhận. - Những danh nhân ấy, nhân vật ấy đã được các thư tịch (sách lịch sử, sách từ điển nhân vật lịch sử của Quốc gia và Xứ Nghệ) ghi nhận và đã qua đời cách đây ít nhất là 5 năm. - Ưu tiên danh nhân, nhân vật là người Nghệ An và thành phố Vinh. - Danh nhân nước ngoài phải là người có những đóng góp lớn hoặc có mối liên hệ đặc biệt với thành phố, với Nghệ An.
* Chia thành các nhóm cụ thể như sau: 1.1, Danh nhâ n thuộc lĩnh vực chính trị, hoạt động xã hội: là những người giữ những vị trí trụ cột trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, có những đóng góp to lớn cho sự tồn vong và phát triển đất nước, là tấm gương sáng về đạo đức, được nhiều người ngưỡng mộ, biết đến. Đối với danh nhân chính trị hoạt động ở Nghệ An: là những người đứng đầu tỉnh, thành phố qua các thời kỳ, ở những mốc thời gian có ý nghĩa, có những đóng góp to lớn, để lại những dấu ấn nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của thành phố Vinh, của tỉnh Nghệ An; là tấm gương sáng về đạo đức, được nhiều người ngưỡng mộ, biết đến. 1.2, Danh nhân thuộc lĩnh vực Quân sự: là những Anh hùng dân tộc, những danh tướng, giữ những trọng trách quan trọng, những nhân vật có đóng góp nổi trội trong sự nghiệp bảo vệ và giải phóng dân tộc, các phong trào yêu nước trước 1945; hoặc là những anh hùng liệt sỹ được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay; là tấm gương sáng về đạo đức, được nhiều người ngưỡng mộ, biết đến. 1.3, Danh nhân thuộc lĩnh vực kinh tế: là những người có công chiêu dân khai canh lập làng, phát triển kinh tế, tổ sư các ngành nghề truyền thống nổi tiếng; những người có đóng góp nổi trội trên lĩnh vực kinh tế. 1.4, Danh nhân văn hoá: những nhà khoa bảng lớn có học hàm, học vị từ Phó bảng (trước 1945), hoặc PGS, Tiến sỹ khoa học(sau1945) trở lên; những nhà giáo, thầy thuốc, nghệ nhân, nghệ sỹ tiêu biểu... có nhiều cống hiến cho dân, cho nước, được nhiều người biết đến và tôn vinh; Những nhà kiến trúc, hội hoạ, những nhà văn, nhà thơ... sáng tạo nên những công trình đặc sắc, để lại những tác phẩm đặc sắc về kiến trúc, hội hoạ, văn học, nghệ thuật; những nhà khoa học tiêu biểu có học hàm học vị, có những phát minh, cống hiến nổi bật trong các ngành khoa học được nhận các giải thưởng cao của quốc tế, quốc gia; 2. Tên những phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của đất nước, của Nghệ An. 3. Tên những địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xưa đến nay, đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt với thành phố Vinh; tên các nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu; tên một số di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng. 4. Tên những danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
II. Về Đườ ng, phố:
1. Những đường đã được xây dựng theo Qui hoạch đô thị của thành phố loại I, được sử dụng ổn định, đặt tên đường cho 5 loại đường như sau: - Đường có lòng đường rộng: 41m, chỉ giới đường đỏ từ 67 -7 3m. - Đường có lòng đường rộng: 33m, chỉ giới đường đỏ từ 55 -59m. - Đường có lòng đường rộng: 23m, chỉ giới đường đỏ từ 38 - 44m. - Đường có lòng đường rộng: 10,5m, chỉ giới đường đỏ từ 22,5m. - Đường có lòng đường rộng: 6 m, chỉ giới đường đỏ từ 7- 15m. 2. Qui mô đường: rộng từ 6 m, dà i từ 200m trở lên. Đường phải liên thông, có điểm đầu và điểm cuối. 3. Trường hợp đặc biệt không đủ kích thước về chiều rộng và chiều dài của đường sẽ do HĐTV xem xét cụ thể. 4. Đường đã được đặt tên nhưng quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên cho hợp lý và khoa học hơn. 5. Những đoạn đường lệch trục nhiều hoặc bị cắt qua Đại lộ không có ngã tư, hoặc chưa thông tuyến tạo hiểu lầm về 2 đường cùng mang 1 tên danh nhân thì đặt tên mới.
III. Về nguyên tắc lựa chọn, sắp xếp:
1. Căn cứ và o qui mô của đường, phố để đặt tên cho xứng với tầm vóc của danh nhân, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa của danh từ, địa danh. - Tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc danh nhân, nhân vật tiêu biểu nhất trong số những người tiêu biểu nhất được đặt cho các đại lộ, các trục đường, phố chính ở khu trung tâm, tập trung đông dân cư. Qui mô đường rộng: từ 34m - 41m, chỉ giới đường đỏ từ 67 -73m. - Những sự kiện, danh từ, địa danh có ý nghĩa lớn; những danh nhân, nhân vật lớn, có tầm ảnh hưởng lớn, có những đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và của quê hương được đặt tên cho những đường ở khu trung tâm có qui mô tương đối lớn: mặt đường rộng từ 23m - 33m, chỉ giới đường đỏ từ 38m - 59m. - Những sự kiện, danh từ, địa danh có ý nghĩa tương đối lớn; những danh nhân, nhân vật có tầm ảnh hưởng tương đối lớn, có những đóng góp tương đối lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và của quê hương có thể chọn đặt tên cho những đường có qui mô là: lòng đường rộng từ 7 - 22m, chỉ giới đường đỏ từ 22,5m - 44m. - Những danh nhân, nhân vật có tầm ảnh hưởng vừa có thể chọn đặt tên cho những đường có qui mô là: lòng đường rộng từ 06m - 10,5m, chỉ giới đường đỏ từ 15m - 22,5m 2. Không đặt tên đường, phố bằng các tên gọi khác nhau của cùng một danh nhân trên địa bàn thành phố ( trừ danh nhân Hồ Chí Minh). Thành phố Vinh là thủ phủ của tỉnh quê hương Bác Hồ, nên phải có đường mang tên Bác Hồ (chọn trong các tên: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh). 3. Tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc danh nhân lớn nhưng qui mô đường chưa đủ tầm thì để dành cho đợt sau. 4. Sắp xếp theo nhóm loại hình, theo niên đại: những nhân vật có liên quan với nhau, có chung lĩnh vực hoạt động hoặc cùng thời đại thì tập trung ở một khu vực. 5. Ưu tiên đặt tên danh nhân cho đường trên địa bàn nơi sinh ra danh nhân đó hoặc có liên quan đến danh nhân đó. 6. Hạn chế việc thay đổi tên đường, trừ trường hợp thật cần thiết để tránh gây phiền phức, tốn kém về kinh phí của Nhà nước và của nhân dân./.
Danh mục ngân hàng tên đường
I. Danh nhân
Từ thời đầu lập nước đến thời Tiền Lê : 1. Âu Cơ; 2. Lạc Long Quân; 3. Kinh Dương Vương; 4. Hùng Vương. 5. Phù Đổng Thiên vương 6. Tản viên sơn thần 7. Chử Đồng Tử 8. Hai Bà Trưng 8. Bà Triệu 10. Lý Nam Đế (TK VI) 11. Mai Thúc Huy 12. Đinh Công Trứ (TKX, Trấn thủ Hoan Châu) 13. Phùng Hưng. 14. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) 15. Đinh Tiên Hoàng 16. Dương Vân Nga (Thái hậu).
Thời Lý: 1. Lý Thái Tổ 2. Lý Thánh Tông; 3. Lý Nhân Tông; 4. Lý Anh Tông; 5. Lý Thần Tông;
6. Lý Đạo Thành (danh thần) 7. Lê Phụng Hiểu (danh tướng) 8. Lý Quốc Sư (Quốc sư triều Lý); 9. Nguyên phi ỷ Lan
Thời Trần: 1. Trần Nhân Tông (vua) 2. Trần Thánh Tông(vua) 3. Trần Minh Tông (vua) 4. Trần Anh Tông (vua) 5. Yết Kiêu (danh tướng) 6. Dã Tượng (danh tướng) 7. Trần Khánh Dư (danh tướng). 8. Trần Thị Dung.
9. Hồ Tông Đốn (danh nhân văn hóa (Trạng nguyên). 10. Hồ Tông Thành (danh nhân văn hóa(Trạng nguyên)
Thời Hậu Lê: 1. Lê Thánh Tông (vua) 2. Lê Nhân Tông (vua) 3. Nguyễn Viết Nhung (thành hoàng Vinh) 4. Nguyễn Viết Phú (thành hoàng Vinh) 5. Nguyễn Phùng Thời (1685-1754), danh thần. 6. Chu Di Hiến( 1555- ?) Danh thần.
7. Đỗ Bá Công Đạo (TK XVII), người vẽ bản đồ Bãi cát vàng (Trường Sa) 8. Bùi Thế Đạt ( =1705-1778), danh tướng thời Lê - Trịnh. 9. Tống Tất Thắng (1488-?), Danh thần 10. Trương Hán Siêu, danh thần. 11. Đặng Trần Côn, danh nhân VH; 12. Trịnh Thị Ngọc Trúc, danh nhân VH; 13. Phan Kính (1715- 1761), danh sỹ thời Lê- Trịnh.
Những người có công trong khởi nghĩa Lam Sơn:
1. Đinh Liệt- danh tướng 2. Lê Lai- danh tướng 3. Hoa Lâm tướng quân (Nam Đàn) 4. Nguyễn Hiên (Nam Đàn) 5. Cầm Quý (Tri phủ Ngọc Ma) 6. Trương Hán (Tù trưởng người Thái vùng Kẻ Trằng- Tân kỳ, Anh Sơn) 7. Phan Hoằng Nghĩa ( QLưu, vận động ủng hộ quân lương) 8. Hồ Hân (Q Lưu,theo Lê Lợi từ buổi đầu, nằm trong Bộ tham mưu).
Thời Nguyễn Tây sơn:
1. Đậu Yên (1759-1792), võ tướng 2. Đậu Khâm, Võ tướng 3. Lê Thị Ngọc Hân (Ngọc Hân Công chúa); 4. Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh)
Thời Nguyễn (từ thế kỷ XIX- đầu XX) 1. Tự Đức
2. Thiệu Trị 3. Minh Mạng 4. Thành Thái 5. Ngô Quảng 6. Lê Thị Cảnh (mẹ Lân) Hưng Nguyên (cuối TK 19 đầu XX), nữ lưu yêu nước 7. Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), nữ lưu yêu nước 8. Nguyễn Hành (Nghi Lộc) 9. Nguyễn Nguyên Thành (Đô Lương) 10. Nguyễn Văn Ngợi ( Yên Thành) 11.Nguyễn Quý Song ( 1867-1909) (tứ hổ Nam Đàn). 12. Trần Văn Lương (1859-1909) (tứ hổ Nam Đàn). 13. Bà Lụa- nữ lưu yêu nước 14. Phạm Thị Tảo (Bà Tú Lường) (Đô Lương), yêu nước, khai can 15. Nguyễn Hữu Chính (Hoàng giáp, Phúc Thọ, Nghi Lộc) PT Cần vương. 16. Chu Trạc (1856-1920) (Yên thành) chống thuế pt Đông du, Duy tân 17. Vương Thúc Oánh (trong tổ chức Thanh niên CS Đoàn). 18. Lưu Quốc Long (trong tổ chức Thanh niên CS Đoàn). 19. Lê Quảng Đạt (trong tổ chức Thanh niên CS Đoàn). 20. Đặng Thái Thuyến (1897-1931) Liệt sỹ cách mạng. 21. Đặng Quỳnh Anh (1887-1934), nữ chiến sỹ cách mạng. 22. Đặng Tử Kính(1875-1929), chí sỹ yêu nước cận đại. 23. Đặng Văn Thuỵ (1858-1836), danh sỹ. 24. Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944), chiến sỹ cách mạng. 25. Hoàng Trọng Mậu (1874-1916), liệt sỹ yêu nước cận đại. 26. Trần Hữu Lực (? - 1916) liệt sỹ yêu nước cận đại. 27. Hoàng Xuân Đường (ông ngoại Bác Hồ) 28. Lương Văn Can(1854-1927), người lập trường Đông Kinh nghĩa thục 29. Tống Duy Tân(1837-1892). 30. Trần Cao Vân(1866-1916)31. Nguyễn Đức Lý (1874- ? ) đỗ Hoàng giáp, người làng Trung Mỹ, xã Yên Trường ( nay là phường Hồng Sơn, tp Vinh). 32. Nguyễn Huy Nhu (1890- 1962) xã Nghi Tân, TX Cửa Lò.
Thời kỳ 30 - 75: 1. Hoàng Trọng Trì
2. Nguyễn Đức Mậu 3. Lê Xuân Đào 4. Trần Hữu Doánh 5. Nguyễn Thị Xân (1902- 1992) 6. Nguyễn Thị Thiu (1903-1992) 7. Nguyễn Thị Phúc (1914-1941) 8. Nguyễn Thị Nhã (1911-1992) 9. Nguyễn Thịu Nhuận ( 1910- 2006) 10 Hồ Thị Nhung (1909- 1990). 10. Lê thị Vi Ninh (1905- 1944). 11. Trần Đôn Nhoãn (BTình ngày 1/5/1930). 12. Phan Thái Ất ( Chủ tịch Nông Hội đỏ)
Các Lãnh tụ, các nhà chính trị: 1. Kác Mảc;
2. Ăng Ghen; 3. Nguyễn Tất Thành; 4. Xu pha nu vông( Hoàng thân Lào, ghi dấu các công trình thủy lợi giao thông trên đất Nghệ An); 5. Mao Trạch Đông; 6. Tôn Đức Thắng (Cố Chủ tịch nước) 7. Nguyễn Văn Linh (Cố Tổng Bí thư) 8. Phạm Văn Đồng (cố Thủ tướng ) 9. Xuân Thuỷ( Cố PCT nước) 10. Nguyễn Lương Bằng (Cố PCT nước) 11. Nguyễn Văn Tố 12. Nguyễn Thị Định (Nữ tướng ); 13. Nguyễn Côn (Phó Thủ tướng Chính phủ, được tặng thưởng HC Sao vàng); 14. Tôn Quang Phiệt( P. TBan Ttrực quốc hội, được tặng thưởng HC Sao vàng); 15. Nguyễn Tài (Thị trưởng đầu tiên của Tp Vinh) 16. Nguyễn Sỹ Quế (1913-1995). 17. Trần Văn Cung (1906 - 1977) BT BCH Kỳ bộ HTN Bắc Kỳ. 18. Lê Viết Lượng(1900-1986), chiến sỹ CM, Chủ tịch UBNHC tỉnh NA1945; 19. Nguyễn An Ninh (1900- 1943). 20. Chu Huy Mân (1913- 2006)(Đại tướng QĐNDVN)
Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động: 1. Cao Lục (Hưng Nguyên).
2. Ngô Đức Mai (Hưng Nguyên). 3. Hoàng Hanh (Nam Đàn) 4. Trần Can 5. Phan Đình Giót. 6. Mạc Thị Bưởi (1925 - 1951). 7. Tô Vĩnh Diện, AHLLVTND. 8. Đặng Đình Hồ, AHLLVTND. 9. Đặng Thùy Trâm, Liệt sỹ, AHLLVTND.
Các nhà văn hóa, nhà khoa học: 1. Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), nhà thơ, giải thưởng Hồ Chí Minh. 2. Hương Hải thiền sư ( 1631-1718) có nhiều tp về kinh phật. 3. Phan Dưỡng Hạo (1807-?) 4. Hồ Sỹ Tân ( QLưu ) có tp Thọ mai gia lễ). 5. Nguyễn Thúc Hà o (Nam Đàn), GS Toán lý, Khí tượng học 7. Lê Duy Thước (Diễn Châu) GSTS khoa học nông Nghiệp 8. Đặng Thị Hồng Vân- GS Dược học(1925-1991) 9. Nguyễn Cảnh Toàn (Đô Lương) GSTS Toán học. 10. Cao Huy Đỉnh( 1927- 1975) Nhà NC văn học 11. Nguyễn Minh Châu ( nhà văn) 12. Hoàng Trung Thông( nhà thơ) 13. Trần Hữu Thung( nhà thơ) 14. Minh Huệ( nhà thơ) 15. Lê Văn Miến ( Hoạ sỹ). 16. Phan Văn Chí ( Tường Vân). 17. Cao Huy Tuân (1849-1893), liệt sỹ yêu nước cận đại 18. Nguyễn Thị Hồng (1938-1992), nhà vật lý nguyên tử. 19. Đặng Văn Ngữ ( Nhà khoa học). 20. Trần Huy Liệu. 21. Trần Đăng Ninh. 22. Phan Kế Bính( nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hoá). 23. Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748): nhà thơ, nhà văn, dịch giả; 24. Bà Huyện Thanh Quan: nhà thơ; 25. Nguyễn Công Hoan (1903- 1977), nhà văn. 26. Tô Ngọc Vân(hoạ sỹ) 27. Vũ Trọng Phụng(1912-1939), nhà văn. 28. Trịnh Công Sơn ( nhạc sỹ); 29. Đỗ Nhuận (nhạc sỹ); 30. Hữu Loan (nhà thơ); 31. Nguyễn Đỗ Cung( Hoạ sỹ).; 32. Nguyễn Phan Chánh( Hoạ sỹ) 33. Hồ Đắc Di- GS.TS y khoa; 34. Hồ Phi Huyền( nhà triết học).
II. Địa danh, danh từ, sự kiện lịch sử: 1. Thăng Long
2. Hoan Châu 3. Khả Lưu (Anh Sơn) 4. Bồ ải ( Anh Sơn) 5. Chữ thập đỏ. 6. Bến Đền. 7. Quán Lau 8. Xuân Thái 9. Yên Dũng thượng 10. Yên Dũng hạ. 11. Bạch Cẩm 12. Hồng Liên. 13. Kim Yên 14. Trung Lộc. 15. Phú Yên. 16. Vạn Xuân. 17. Làng Đỏ; 18. Làng Vạc; 19. Thẩm òm; 20. Kim Liên; 21. Dũng Quyết; 22. Lam Giang 23. Nho Lâm 24. Ân Hậu; 25. Đức Hậu; 26. Quỳnh Văn; 27. Trung Mỹ; 28.Quán Bàu, 29. Quán Sen; 30. Quán Bánh; 31. Kim chi 32. Cầu Nại; 33. Cầu Thông; 34. Yên Đại; 35. Xuân liễu; 36. Chánh Đích; 37. Kim Mã; 38. Đông du; 39. Cần Vương 40. Diên Hồng. 41. Chi Lăng; 42. Bạch Đằng; 43. Điện Biên Phủ; 44.Dăm Mụ Nuôi; 45. Làng Vang; 46. Tập Phúc; 47. Yên Lưu; 48. Sự kiện 3/2 49. Sự kiện 22/12. 50. Sự kiện 5/8. 51. Sự kiện 8/3. 52. Sự kiện 30/4. 53. An Ngãi; 54. Đại Huệ. 55. An Tĩnh. 56. Lộc Đa. 57. Làng Đỏ; 58. Bến Thủy. CThĐtv đặt, đổi tên đường tp Vinh đợt Iv GĐ sở văn hóa, thể thao và du lịch
Cao Đăng Vĩnh
Mọi ý kiến góp ý xin g ửi về: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (74 Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An) hoặc email: ngheandisan2010Ú yahoo.com.vn hoặc [email protected].
Xin trân trọng cảm ơn! |