| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 13,679
Tất cả: 99,482,040
 
 
Bản in
Người đàn ông và bộ đồ thờ 10 tỷ
Tin đăng ngày: 14/11/2010 - Xem: 1555
 

Đó là những thứ đồ được gia đình quyền quí xưa chọn cẩn thận từ loại gỗ quý hiếm rồi tìm những người thợ có tay nghề giỏi nhất thực hiện.

Từng đường nét dù nhỏ nhất cũng thể hiện sự tinh xảo, cầu kỳ hết mức. Loại vàng được thếp lên đó phải là loại vàng ta được tán thành những lá vàng quỳ nhỏ, mỏng…
 
Chiếc khám Việt thếp vàng cổ đẹp nhất
 

Ông Hoàng Ngọc Tư và bộ sưu tập cuốn thư, khám, tráp tải thếp vàng cổ đẹp vào bậc nhất. Ảnh: L.X

 
Đó là bộ khám, tráp tải thuần Việt đang được giới chơi đồ cổ đánh giá là đẹp nhất. Chiếc khám thờ thếp vàng này vốn là của một dòng tộc danh giá gốc gác đất Thành Nam (tỉnh Nam Định ngày nay) rồi do loạn lạc lên đến Tuyên Quang. Chiếc khám ấy là nơi mà các quan gia xưa dùng để các cuốn thư quý giá, các tập sớ để tế lễ tổ tiên nên phía trên đỉnh của khám được khắc 3 chữ Phúc- Lộc- Thọ như là một điểm nhấn ở vị trí cao quý, thiêng liêng nhất của khám thờ.
 
Duy có hai dòng chữ cổ được khắc hai bên khám thì cho tới nay chưa ai dịch được. Phía trên đỉnh giữa khám là hình trạm bông hồng tượng trưng cho mặt trăng, hai bên là hoạ tiết mai uốn lượn tạo thành hình hai con rồng chầu nguyệt. Ấy là biểu tượng cao quý cho hình tượng mai hoá rồng trong tín ngưỡng xưa. Biểu tượng ấy còn là tượng trưng cho sự đoàn tụ. Phía hai bên cánh của khám thờ lại là những chạm khắc tinh xảo về hoa mai uốn lượn với hai đầu chim phượng, biểu trưng cho mai hoá phượng bên cạnh hai cột chạm khắc hình cây trúc mang đậm văn hoá Việt. Cùng mang tâm ý về sự "hoá" trong đạo Phật, phía dưới chân hai cột trúc cũng được khắc thành hai đầu rồng cùng chầu vào giữa như là biểu tượng của trúc hoá long.

Không chỉ có những đường nét hoa văn tinh xảo, khám còn được những nghệ nhân tài hoa xưa tạo dáng thành 3 lớp đầy vẻ uy nghi, cổ kính. Lớp trong cùng có riềm bên ngoài là những vân mây chụm về chữ Phúc, 4 cánh khám đều có chữ Thọ, 4 cánh trong cùng của khám đục khắc hình thông - cúc - trúc - mai tượng trưng cho 4 mùa của khí trời đất Việt. Lớp thứ hai là những họa tiết chạm trổ hoa hồng tinh xảo, lớp thứ 3 là hoạ tiết trúc. Đặc biệt, phía chân chiếc khám là hình khắc tới 8 đầu rồng tạo một tư thế vững chắc, uy phong của dòng tộc quan lại thời Nguyễn xưa.
 
Chủ nhân hiện thời của chiếc khám, ông Hoàng Ngọc Tư (thị trấn Đông Anh, Hà Nội) cho biết, ông biết đến chiếc khám quý này từ hàng chục năm trước nhưng không mua được, mãi tới khi hậu duệ của gia đình quan lại xưa ấy bị sa sút khi di cư lên Tuyên Quang mới bán lại chiếc khám cho một người chuyên chơi cổ vật ở Hà Tây. Người này sau đó mới nhượng lại cho ông Tư vào năm 2000. Tính đến nay, chiếc khám thờ được thếp bằng vàng ta, do chính những nghệ nhân Việt tài hoa tạo nên theo phong cách văn hoá Việt từ thế kỷ trước, đã ngót nghét khoảng chừng 150 năm tuổi.
 
Tráp tải giá 20 cây vàng
 
Lớp thếp vàng trên tráp tải vẫn mịn, bóng sau hàng thế kỷ.
 

Có thể nói, bộ khám, tráp tải, cuốn thư thếp vàng cầu kỳ này là bộ thếp vàng cổ đẹp nhất do chính những nghệ nhân người Việt kỳ công làm nên theo phong cách văn hoá Việt truyền thống. Dù qua hàng thế kỷ, từng đường nét chạm khắc vẫn sắc nét tinh xảo; lớp thếp vàng vẫn bóng mịn như chưa từng bị thời gian dập vùi. Từng có những vị khách người nước ngoài say mê những món đồ cổ thếp vàng cầu kỳ của ông Tư mà đề nghị mua nhưng ông đều từ chối. Ông bảo: "Nếu có lúc khó khăn đến mức phải nhượng lại cổ vật yêu thích thì tôi cũng chỉ để lại cho người trong nước say mê cổ vật, người muốn gìn giữ báu vật truyền thống, chứ không bao giờ tôi bán cho những vị khách nước ngoài hoặc những người chuyên buôn cổ vật ra nước ngoài".

Chiếc tráp tải này cùng nằm trong bộ với chiếc khám thờ. Nó vốn như một chiếc tủ gỗ được dùng để đặt chiếc khám thờ lên cho trang nghiêm như các loại tủ thờ ngày nay. Chỉ có điều, chiếc tráp tải này lại là một trong những món đồ cổ khá hiếm hoi và thuộc vào hàng đẹp nhất với hoạ tiết cầu kỳ, nước men vàng ta sáng bóng dù đã qua hàng thế kỷ.
 
Chiếc tráp tải này cao tới 1,4 mét, chiều ngang 1,8 mét; nếu tính cả bộ khám tráp tải thì chiều cao tổng thể lên tới 3,1 mét. Bộ khám - tráp tải này được giới chơi đồ cổ đánh giá là bộ đẹp nhất Việt Nam bây giờ. Trước đó, người ta cũng tìm thấy những bộ khám đẹp còn sót lại lành lặn nhưng chưa có bộ nào đẹp như bộ khám tráp tải này. Ngày mua lại được chiếc tráp tải này, cách đây chục năm, ông Tư đã phải bỏ ra tới 20 cây vàng.
 
Bây giờ, giá trị của riêng chiếc tráp tải cũng được ước tính lên tới chừng gần 400.000 USD. Hoạ tiết chủ đạo của tráp tải là những hình chạm khắc tinh xảo về hoa hồng - chim công; cây trúc - chim chích mà theo thuật ngữ của giới chơi đồ cổ thì đó là hoạ tiết "hồng công" và hoạ tiết "trúc chích".
 
Hai góc phía trên tráp tải là hình 2 con dơi biểu tượng về sự chúc phúc cho cả một dòng họ. Hai bên thành tráp là hình tùng lộc thể hiện dòng họ quan gia ấy vững chắc như cây tùng, phúc lộc đầy nhà; một bên là chạm hình hoa mai với chim điểu thể hiện sự thành đạt cho con cháu trong học hành.
 
Cùng trong bộ sưu tập thếp vàng nổi tiếng ấy còn có bộ cuốn thư sơn son thếp vàng cũng của gia đình quan lại nhà Nguyễn xưa. Bộ cuốn thư ấy gồm một cuốn thư lớn với hai bộ câu đối hai bên được ghi là: Khải Định Nhâm Tuất xuân, nghĩa là bộ cuốn thư ấy được làm vào mùa xuân năm Nhâm Tuất, thời Vua Khải Định.
 
Đó là món đồ quý của dòng họ tặng khi vị quan lại thời Nguyễn ấy được đỗ đạt với 4 chữ: Văn Thái Phong Lưu. Bộ hai câu đối được phiêm âm là: Nhất Mạch Tức Vi Vinh Kim Mã Ngọc Đường Tăng Phẩm Giá - Thất Tuần Ngô Cấp Kiến Quốc Ân Gia Khánh Hậu Tài Bồi. Bộ cuốn thư thếp vàng quý này hiện được người ta trả tới xấp xỉ 100.000 USD nhưng ông Tư vẫn quyết giữ lại cho thoả niềm đam mê cổ vật của mình.
 
Cầu kỳ công đoạn thếp vàng
 
Thời xưa chỉ có những món đồ trang trọng, uy nghiêm thuộc hàng gia bảo như khám thờ, tráp tải, sắc phong, lư hương, ỷ (khung ảnh ban thờ)... thì người ta mới dát vàng (thếp vàng). Và cũng chỉ những gia đình quan lại giàu có thì mới có được những đồ thếp vàng. Để thếp được cả bộ khám, tráp tải hay cuốn thư người ta phải dùng đến rất nhiều vàng, bởi mỗi chỉ vàng ta chỉ thếp được chừng 2 đến 3 hình chạm hoa mai. Thứ vàng dùng để thếp lên món đồ quý là vàng quỳ, một loại vàng được tán nhỏ từ vàng ta nguyên miếng.
 
Vàng ta để tán được thành những lớp mỏng, nhẹ như giấy thì phải cho vào túi da dê đập dàn, phải mất rất nhiều thời gian cho công đoạn này thì những khối vàng ta cứng, đặc mới được tán thành những lá vàng mỏng dính. Không chỉ tốn kém và cầu kỳ ở khâu tán vàng, mà ngay cả công đoạn thếp vàng lên gỗ cũng là cả một kỳ công.
 
Loại gỗ để thếp vàng trước tiên phải được chọn từ  gỗ tốt, thường là gỗ dổi hoặc gỗ vàng tâm, sau đó chỉ chọn lọc lấy riêng lõi, phơi khô cho kiệt nước rồi mới đục, chạm, đánh giấy ráp thật nhẵn, kỹ, tinh xảo. Rồi qua hàng chục lần sơn bằng loại sơn ta, đánh giấy ráp, nải sơn cho khô thì mới phủ vàng được. Khi thếp vàng thì buộc phải đóng kín cửa phòng, tuyệt đối tránh gió, nếu không những lớp vàng quỳ mỏng hơn giấy sẽ không bám nổi vào gỗ mà bay lả tả hoặc dính vào người nghệ nhân thếp vàng.
 
Lã Xưa
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong nước:
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Đảng, Nhà nước (17/1/2023)
"Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào" (27/12/2022)
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (27/12/2022)
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 (26/12/2022)
Chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (12/12/2022)
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12 người dân cần lưu ý (1/12/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 (22/11/2022)
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương (22/11/2022)
Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023 (11/11/2022)
4 phóng viên, cộng tác viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản (10/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website