| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 12,446
Tất cả: 99,480,807
 
 
Bản in
Hướng tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu
Tin đăng ngày: 13/3/2022 - Xem: 1223
 
Ở thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu. Để mọi người có thể sống chung với bệnh này thì việc phòng, chống dịch trong bối cảnh hiện nay cần được thực hiện tốt hơn, đặc biệt là việc tiêm chủng vắc - xin phòng Covid-19.
 

Xem xét Covid-19 là bệnh đặc hữu

Ngày 3/3, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, các thành viên Chính phủ đã có sự đánh giá về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó: Đến nay, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn cơ bản được kiểm soát. Mặc dù số ca mắc tăng nhưng tỷ lệ chuyển nặng, tử vong thấp trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế cho thấy rõ tính hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch đã được đề ra. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP.

Số người mắc Covid-19 tăng, dẫn đến số lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch cũng tăng theo. Ảnh: Thành Cường

Với kết quả này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu: Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng, chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu (hay còn gọi là "bệnh lưu hành").

Liên quan đến vấn đề này, sáng 5/3, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cho biết: Việt Nam chưa nên coi dịch Covid-19 là bệnh đặc hữu bởi các lý do sau: Tuy tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hằng ngày vẫn ở mức cao trên dưới 100 trường hợp; cao hơn số tử vong cao điểm hằng năm do bệnh dại hoặc sốt xuất huyết, sởi - là những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch Covid-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh Covid-19 là bệnh đặc hữu ở thời điểm thích hợp.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng đề xuất lên Thủ tướng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia cho phép tạm dừng việc thông báo số ca nhiễm SARS-CoV-2 hằng ngày. Điều này nhằm tránh gây hoang mang vì số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh. Thay vì thông báo ca mắc mới, các địa phương có trách nhiệm duy trì việc xét nghiệm, thu thập số liệu, cùng với các yếu tố khác như: Số ca nặng, khả năng đáp ứng dịch, bao phủ vắc-xin... để đánh giá, thông báo cấp độ dịch.

Đồng thời, Bộ Y tế đề xuất về việc cho F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly. Cụ thể: Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh… phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện nghiêm Thông điệp “5K”. Các trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19 được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Hành động để "sống chung" cùng Covid-19

Theo các chuyên gia y tế: Dịch Covid-19 được WHO xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm). Như vậy, 1 ca nhiễm Covid-19 cũng được xem là 1 ổ dịch. Phòng, chống dịch, ngoài việc huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống đại dịch; trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch, thì việc khám, chữa bệnh hoàn toàn Nhà nước phải chi trả, người dân chữa bệnh Covid-19 không mất tiền...

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin để "sống chung" cùng Covid-19. Ảnh: Mỹ Hà

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đình Du - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An phân tích: “Khi coi Covid-19 là bệnh đặc hữu tức là sẽ không xem Covid-19 là đại dịch nữa mà coi như một bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh chuyên khoa thông thường. Lúc này, nhiệm vụ của y tế cơ sở sẽ nhẹ phần nào khi không còn phải xét nghiệm, điều tra truy vết mà tập trung vào công tác giám sát, thống kê, báo cáo (theo tuần) và hướng dẫn, tư vấn, điều trị. Các cơ sở y tế sẽ tập trung chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, giảm biến chứng, giảm tử vong. Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh Covid-19 có thể do BHYT chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nhận định: “Trong bối cảnh cả xã hội thích ứng với Nghị quyết 128 của Chính phủ; độ bao phủ vắc-xin tiếp tục tăng lên thì xu thế miễn dịch cộng đồng sẽ dần diễn ra. Từ đây, Covid-19 được coi như một bệnh đặc hữu, lưu hành. Thử thách của ngành Y lúc này không còn là việc lấy mẫu xét nghiệm mà sẽ là công tác điều trị… Ngành Y tế Nghệ An đã lên kịch bản, đáp ứng đầy đủ cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 kể cả trong tình huống ca bệnh tăng hơn nữa”.

Ở thời điểm này, dịch Covid-19 ở Nghệ An đang tăng nhanh về số ca mắc (trong các ngày qua, số ca nhiễm mới ghi nhận trên 11.000 ca), dẫn đến tỷ lệ ca mắc nặng, nguy kịch cũng tăng lên. Các cơ sở thu dung, điều trị đều đang quá tải. Và trong tương lai, khi bệnh Covid-19 được xem như bệnh đặc hữu thì gánh nặng của công tác điều trị tăng lên. Tiến sĩ Quế Anh Trâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho rằng: “Ở thời điểm coi Covid-19 là bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm thì các bệnh viện đa khoa sẽ phải thành lập Khoa Covid-19, hoặc ít nhất là đơn nguyên chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19, thậm chí có những khoa dành riêng phòng điều trị bệnh nhân Covid-19. Lúc này, công việc chẩn đoán và điều trị giao cho bác sĩ lâm sàng… Ở tỉnh, cũng nên thành lập Bệnh viện Nhiệt đới riêng”.

Ứng xử như thế nào khi Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu? - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho rằng: “Khi đủ số người đã đạt được một số khả năng miễn dịch thông qua tiêm chủng hoặc bị nhiễm (tốt nhất tiêm chủng) thì Coronavirus sẽ chuyển sang dạng mà các nhà dịch tễ học gọi là “đặc hữu” (endemic). Nó sẽ không bị loại bỏ, nhưng nó sẽ không còn nguy hiểm với cuộc sống của chúng ta nữa”.

Tuy vậy, trước khi bệnh Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, trong bối cảnh hiện nay, mọi người cần nâng cao cảnh giác, kể cả những người đã là F0, hoặc đang là F1, người chưa mắc Covid-19 cần chủ động phòng, chống dịch, hạn chế đi lại, tiếp xúc nhiều, không tụ tập, không đến nơi đông người khi không cần thiết… Đừng buông xuôi, thả lỏng, nghĩ "ai rồi cũng thành F0" thì rất nguy hiểm, kéo theo vô số những hệ lụy, trong đó có quá tải hệ thống y tế, khiến số ca bệnh nặng, tử vong tăng vọt.

Để Covid-19 không còn nguy hiểm với cuộc sống người dân, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra vào ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh cần thần tốc hơn nữa trong tiêm vắc-xin theo tinh thần "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người"; trong quý I phải hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm); hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong tỉnh:
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết (27/1/2023)
Số ca khám, cấp cứu nghi liên quan đến tai nạn giao thông, pháo nổ, đánh nhau dịp Tết Quý Mão 2023 giảm so với Tết Nhâm Dần 2022 (27/1/2023)
Hàng nghìn du khách đến các điểm du lịch tâm linh ở Nghệ An trong ngày đầu năm mới (23/1/2023)
Đại biểu Quốc hội tặng quà Tết cho hộ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Nam Đàn và thành phố Vinh (17/1/2023)
230 công nhân Nghệ An được về quê ăn Tết bằng chuyến bay 0 đồng (12/1/2023)
Nghệ An siết chặt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp cuối năm (11/1/2023)
Nghệ An: Xử phạt vi phạm hành chính 2 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới (10/1/2023)
Lãnh đạo tỉnh gặp mặt Hội đồng hương Nghệ An tại Thành phố Hồ Chí Minh (9/1/2023)
Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An nói gì khi nhiều thuộc cấp bị bắt? (8/1/2023)
10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị: Định hướng sự phát triển bền vững của Nghệ An (2/1/2023)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website