Với tính tình vui vẻ, hòa nhã và năng động, năm 1972 bác tham gia TNXP rồi trải qua công tác HTX may mặc – rồi HTX Hợp Lực. Đến năm 1975 bác nghỉ hưu, rồi công việc cứ nối tiếp công việc khiến bác quên đi tuổi trẻ của mình. Từ năm 1975 đến nay bác trở về quê hương, công tác và tham gia vào các tổ chức hội tại địa phương. Suốt quãng thời gian tham gia công tác xã hội, chế độ lương ít bác phải tự bươn chải để có thể chăm lo cho gia đình và các chị em. Như vậy, số thời gian còn lại, bác Trần Thị Quý đúng là người đàn bà “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng". Sinh năm 1954, với thiên chức của người mẹ, bao nhiêu khó khăn, vất vả nhưng bác luôn là người đứng đầu trong các phong trào nhân đạo tại phường Trung Đô. Với bác, chăm lo cho những người nghèo là một hạnh phúc lớn. Hàng ngày, song song với việc lao động sản xuất để nuôi con, bác thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt và kêu gọi hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong và ngoài phường. Có trường hợp nào ốm đau dài ngày hay khó khăn đặc biệt là bác kêu gọi mọi người chung tay hỗ trợ, không chỉ tiền bạc, mà cả những ngày công, những phương tiện sản xuất, những tấm áo, bữa cơm v.v.. Bác tâm sự: "Bác chưa phải là giàu, anh chị em của bác còn hoàn cảnh khó khăn, xuất phát từ sự khó khăn của mọi người, cảm động, nên bác rất thương họ, thấy cảnh đời của mọi người, của đồng đội nên bác muốn giúp đỡ họ”.
Đúng như tên gọi, vào các buổi trưa thứ ba, thứ năm, thứ bảy hàng tuần, những người bệnh, dân lao động nghèo, người lang thang cơ nhỡ, các bạn sinh viên khó khăn xa nhà đều có thể đến để thưởng thức bữa cơm thơm ngon do chính tay bác - người có tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia làm ra… Làm từ thiện theo kiểu giải pháp tình thế mãi cũng “chán”, Bác Quý bắt đầu nghĩ đến việc phải làm chuyện lớn hơn, và ý tưởng nấu cơm cho người nghèo bắt đầu manh nha trong bác. Năm 2013, một người quen cũ, đồng thời cũng là một doanh nhân hảo tâm, khi nghe bác tâm sự về ước nguyện cao đẹp đó đã quyết định trích lợi nhuận hỗ trợ cùng bác thực hiện kế hoạch phát cơm tập trung hơn và quy mô lớn hơn.
Vốn xuất thân là dân lao động, cực nhọc bán sức làm thuê, làm mướn đổi lấy chén cơm qua ngày nên bác Quý thấu hiểu và cảm thương với thân phận của những người bần hàn. Đặc biệt hình ảnh những Bệnh nhân bệnh hiểm nghèo, người lang thang cơ nhỡ, hành nghề lượm ve chai, nhặt túi ni lông tối về chọn mái hiên, vỉa hè hay sạp hàng ngoài chợ làm nơi ngả lưng, sống vất vưởng qua ngày luôn ám ảnh trong tâm trí bác. Rồi không lâu sau đó, thỉnh thoảng người ta lại thấy một người phụ nữ trung niên ngồi trò chuyện với các vị khách “không nhà” ở lề đường, góc phố. Nói về suy nghĩ của mình đối với một gia đình chính sách bác tâm sự chân thành: “Bà trước cũng bán hàng bán phở rất đông khách, nhưng giờ không có thu nhập một nguồn chi cả, chỉ dựa vào tiền tuất của chồng hi sinh vì bom”.
Nhận được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự tham gia tích cực của bác nên các hoạt động Chữ thập đỏ, Hội CCB, Hội cựu TNXP trên địa bàn phường Trung Đô ngày càng hiệu quả. Việc tuyên truyền, giải thích những mục đích, ý nghĩa của công tác từ thiện, những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của con người với con người đã đem đến cho bác sức mạnh để “vác tù và hàng tổng” thêm nhiều năm nữa. Chị Nguyễn Thị Cúc – con gái bà Phương Thị Liễu người được Bác Quý nhận hỗ trợ chia sẻ: ”Chị Quý là cựu TNXP, là người lao động chân chính, trước khi nhận được sự giúp đỡ của chị thì chị cũng đã ủng hộ nhiều cuộc vận động trong khối phố như: Hỗ trợ Đoàn Thanh niên, đội văn nghệ, các đoàn thể… chị là người đi đầu, góp sức mình vào nhiều công việc chung”.
Điển hình như năm 2014, chị đã phối hợp Hội CCB và hội cựu TNXP tổ chức phát cơm, cháo miễn phí cho 1.150 lượt bệnh nhân nghèo tại bệnh viên ung biếu Nghệ An. Nhận hỗ trợ chăm sóc 2 bà mẹ neo đơn của gia đình chính sách,mỗi tháng 500.000đ/1 người, tuyên truyền cho nhân dân biết cách phòng chống các loại dịch bệnh, phối hợp các ban ngành, đoàn thể tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau dài ngày và mắc bệnh hiểm nghèo v.v..
Nhận xét về Bác Trần Thị Quý, Ông Từ Hoa Lam – Phó Chủ tịch UBND phường Trung Đô nhận xét: “Bà Quý là người phụ nữ rất giàu lòng nhân ái, bà luôn chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người, nhất là những người yếu thế, kém may mắn trong cộng đồng. Hình ảnh, việc làm của bà rất đáng trân trọng xứng danh người cựu chiến binh – cựu TNXP trên mặt trận mới”.
Bác Trần Thị Quý tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX
(Người đứng gần Đ/c Nguyễn Phú Trọng)
Tấm gương người đàn bà “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" Trần Thị Quý cần được mọi người học tập và làm theo. Ngày 6, 7/12/2015 vừa qua Bác Trần Thị Quý đã đại diện cho những người con ưu tú tham gia Đại hội thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ IX tại thủ đô Hà Nội. Một mùa xuân nữa lại về, mùa mà mọi người đang chuẩn bị chào đón năm mới Bính Thân thì hình ảnh Bác Quý – người cựu CCB – cựu TNXP hiện lên thật cao đẹp, làm vơi bớt đi những khó khăn mà các mẹ, các chị, các anh – những người nghèo khó đang phải chịu đựng, để tất cả chúng ta đón một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc tràn đầy.
Thực hiện: Hải Hùng