Năm Mậu Thân 1788 sau khi đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ đã quyết định chọn vùng đất Yên Trường xưa ( Vinh- Nghệ An nay) để dựng đô. 220 năm sau kể từ ngày Hoàng đế Quang Trung hạ chiếu xây dựng thành Phượng Hoàng, vùng đất Yên Trường xưa đang ngày một phát triển và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An.
Quảng trường Hồ Chí Minh
Ngày 30/9/ 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/QĐ.CP xây dựng Vinh thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung Bộ. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân TP Vinh đang không ngừng vun đắp xây dựng thành phố quê hương Bác Hồ phát triển vững bền, giàu đẹp và văn minh.
Thành phố Vinh, vùng địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhiệt huyết và tinh hoa xứ Nghệ, là chiến sĩ tiên phong của Xứ Nghệ trong chặng dài hơn 2 thế kỉ qua. Lịch sử trong những năm đầu thế kỉ XX còn ghi lại nơi đây một trong những đô thị công nghiệp lớn của cả nước dưới thời Pháp thuộc với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng ... Đây là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng với sự bùng nổ của cao trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Trên đất nước này ít có thành phố nào bị mất mát thiệt hại nặng nề qua 2 cuộc chiến như Vinh. Để góp phần cho kháng chiến chống Pháp thành công,Vinh đã thực hiện tiêu thổ, chấp nhận hi sinh. Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, thành phố gần như bị san phẳng dưới sức tàn phá của hàng vạn tấn bom đạn nhưng Vinh vẫn kiên cường ngời sáng với danh hiệu Thành phố Đỏ anh hùng. Từ tro tàn và gạch vụn, từ hoang tàn đổ nát, với tinh thần tự lực, tự cường, Thành phố đã hồi sinh mạnh mẽ.
Với sự giúp đỡ của CHDC Đức, đô thị Vinh được quy hoạch theo hướng tiếp cận đô thị hiện đại. Hơn 30 năm qua kể từ ngày Thành phố Vinh bắt đầu được xây dựng lại, biết bao đổi thay đã diễn ra. Ngày 13/8/1993, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Thành phố Vinh là đô thị loại II; từ đó đến nay địa giới hành chính thành phố tiếp tục được điều chỉnh mở rộng qua từng thời kì để đáp ứng yêu cầu phát triển. Đầu năm 2008, Chính phủ đã có Nghị định số 45/NĐ.CP cho phép Vinh mở rộng đưa tổng diện tích tự nhiên lên104,96 km2.. Diện tích của Thành phố đã tăng 55% so với trước đây và trở thành đo thị lớn nhất, có tốc độ ®« thÞ ho¸ nhanh cña vïng B¾c Trung bé.
Thành phố Vinh hôm nay
Trong công cuộc đổi mới Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ mặt đô thị có sự thay đổi rõ rệt, khang trang và hiện đại hơn cả về giao thông, cấp thoát nước, điện, thông tin viễn thông…Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. C¬ cÊu kinh tÕ chuyÓn dÞch theo híng tÝch cùc. Thành phố đang có tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh. Đến năm 2007, tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của thành phố chiếm 40%. Tỉ trọng dịch vụ thương mại chiếm 58,5%, tỉ trọng nông nghiệp chỉ còn 4,8%.
Với vị trí địa lí khá thuận lợi, hoạt động thương mại dịch vụ của thành phố Vinh đã có sức chi phối trong vùng Bắc Trung Bộ và là tiền đề để trở thành trung tâm dịch vụ của vùng Bắc Trung bộ. Từ thành phố Vinh, các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn, sản phẩm của các vùng miền, hàng hóa nhập khẩu từ Lào và các nước khác … được phân phối tới các trung tâm thương mại trong khu vực và xuất khẩu đi các nứơc. Đến nay, Vinh có 16 ngân hàng, bảo hiểm mở chi nhánh, hoạt động của các ngân hàng thương mại đều có mức tăng trưởng cả về nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Vinh cũng là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng bắc Trung bộ. Các tour du lịch từ Vinh đến các vùng trong tỉnh, các tỉnh lân cận ; từ Vinh sang Trung quốc, Lào, Thai Lan, Singapore…đã và đang được triển khai. Đến nay Vinh đã có một hệ thống hơn 80 khách sạn, hàng trăm nhà nghỉ với hàng ngàn phòng, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 3,4 sao.
Nhịp độ tăng trưởng khá cao so với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ cho thấy tiềm năng của một thành phố trong chức năng trung tâm phát triển kinh tế vùng. Tính bình quân giai đoạn 2003 – 2007, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố tăng 13,7%. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh từ 6,94 triệu đồng năm 2000 lên 20,2 triệu đồng năm 2007 và cao gấp 2,7 lần so với vùng Bắc Trung Bộ. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4.6%.
Trong một số lĩnh vực khác, Vinh cũng thể hiện khá rõ sự phát triển của chức năng trung tâm vùng. Ngoài 2 trường Đại học, 6 trường Cao đẳng và 9 trường trung cấp có quy mô đào tạo 73.000 sinh viên, hiện nay đã và đang xây dựng phân hiệu Đại học Y, đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp, đại học truyền thông CTV, Đại học Vạn Xuân… Vinh đã khẳng định chức năng là trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia. Với một hệ thống các bệnh viện công lập, tư thục, các bệnh viện của ngành hiện có và các dự án đang triển khai như Bệnh viện 700 giường bệnh.. đang được xây dựng đã thể hiện rõ chức năng trung tâm y tế chuyên sâu của vùng.
Bên cạnh đó, Vinh còn được biết đến là trung tâm thể dục thể thao lớn, là trung tâm Văn hoá lịch sử cùng với nhiều di tích. Trên lĩnh vực KHCN hiện tại có một số tổ chức, đơn vị chức năng nghiên cứu mang tính chất vùng đang hoạt động như: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ; Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ; Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung bộ; Phân viện Lưu trữ Quốc gia, Kiểm toán Miền Trung…
Trở thành đô thị loại I là niềm vinh dự lớn, là trách nhiệm nặng nề với quê hương Nghệ An và cả nước. Phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức. Thành phố Vinh chưa mạnh về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật còn những bất cập, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thu hút được nhiều nguồn đầu tư. Công tác quy hoạch - quản lý đô thị còn rất nhiều việc phải làm. Vấn đề nhà ở, học hành, y tế, đời sống, việc làm của một bộ phận dân cư vẫn còn khó khăn. Nhưng với phẩm chất con người xứ Nghệ kiên cường trong cách mạng, anh dũng trong chiến đấu, thông minh cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất, đó sẽ là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh và đòn bẩy đưa Thành phố tiếp tục phát triển
Thành phố sẽ tích cực triển khai thực hiện các chương trình, đề án để khơi dậy mọi nguồn lực và phát huy tiềm năng, sức mạnh đoàn kết trong đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân, khơi dậy ý chí vươn lên trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đảng bộ Thành phố xác định các chỉ tiêu phấn đấu xứng đáng với một đô thị loại I, khẳng định quyết tâm đưa Thành phố phát triển toàn diện bền vững với tốc độ cao hơn, nhanh hơn trong những năm tiếp theo.
Phạm Anh Tuấn
Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An
Bí thư Thành uỷ TP Vinh