| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,614
Tất cả: 99,079,130
 
 
Bản in
Đế đô ngàn năm thắng địa
Tin đăng ngày: 29/9/2010 - Xem: 1222
 
Khi con thuyền gặp ngọn gió đông ra biển lớn, với địa lợi ấy cùng nhân hòa gặp thiên thời, thủ đô Hà Nội chắc sẽ trở thành con rồng châu Á
Cả dân tộc hôm nay mang ơn vua Lý Thái Tổ (974-1028) người con đất Cổ Pháp, Bắc Giang. Vị đế vương khởi nghiệp triều Lý có tầm mắt nhìn xa trông rộng. Ông chọn đất dựng cơ đồ, để lại cho muôn đời sau một thủ đô ngàn năm văn hiến. Ông là Lý Công Uẩn.
 
Ngay từ khi lên nối ngôi, Lý Công Uẩn nhận thấy đất Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ địa thế xây dựng cung điện, phố xá làm kinh đô nước Việt. Ông nhận thấy thành Đại La có địa hình lý tưởng thủy bộ thuận tiện, đã quyết định tự tay thảo chiếu dời đô truyền bá rộng rãi cả nước.
 
Tượng đại vua Lý Thái Tổ
 
Chiếu dời đô của ông có đoạn viết: “Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương ở giữa khu trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi sông núi sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
 
Xem khắp nước Việt là nơi thắng địa, thật là chỗ tụ hội quan yếu của 4 phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở".
 
Mùa thu, tháng 7 âm lịch năm 1010, thuyền ngự của vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại La, tạm thời đỗ thuyền dưới thành, nhân có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự bèn đổi tên thành Đại La, gọi là phủ thành Thăng Long. Kinh đô Hoa Lư đổi thành phủ Thiên Trường.
Đất nước trải qua ngàn năm văn hiến, với chiều dài lịch sử xây dựng nền độc lập tự chủ, tự cường khi bỉ cực lúc thái lai.
 
Vận mệnh dân tộc mạnh yếu tùy thời khác nhau. Nhưng hào kiệt thì không thời nào thiếu. Nơi thắng địa kinh kỳ sinh ra người anh hùng Ngô Tuấn - Lý Thường Kiệt sống mãi cùng những vần thơ làm quân Tống khiếp sợ: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời? Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
 
Lời sông núi bao lần vùi xác giặc dưới chân đất kinh kỳ đô hội, Thăng Long thắng địa với 36 phố phường. Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, khí thiêng sông núi Nhị Hà, Tản Viên lại sinh ra bậc kỳ tài. Đó là Trần Thủ Độ, người anh hùng, vị tướng cầm quân xuất chúng cùng lời tuyên bố đanh thép: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
 
Sông núi Thăng Long tụ hội khí thiêng sinh ra người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn, 1 trong 10 vị tướng lĩnh xuất sắc của thế giới. Vương thuộc dòng dõi họ Đông A, khi ở nhà là hiếu tử, xông pha nơi mũi tên hòn đạn thờ mệnh nước lập được công danh lớn, 3 lần cầm quân đánh tan giặc Mông Cổ, công trùm thiên hạ, được xếp vào bậc trung thần.
 
Là người duy trung duy hiếu, được tự điển triều đình xếp hạng “trung thần hiếu tử”, dân khắp nơi lập đền thờ tôn làm Đức Thánh Trần. Vương có câu nói nổi tiếng: “bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã”. Trước khi qua đời, Vương dặn lại vua Trần “thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Lời nói của Đức Hưng Đạo Đại Vương đến nay vẫn nguyên giá trị. Người để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị như “Hịch tướng sĩ văn”, “Binh thư yếu lược” “Vạn kiếp tông bí truyền thư”.
 
Triều Trần sụp đổ, họ Hồ dấy nghiệp bằng những cải cách tiến bộ nhưng việc thực hiện không thành. Giặc Minh kéo sang đô hộ, vó ngựa người phương Bắc dày xéo phố phường Thăng Long. Căm giận lũ giặc tàn bạo, đêm đêm trong lều cỏ Tây Hồ, Nguyễn Trãi thức cùng ngọn đèn dầu vừng viết Bình Ngô Sách. Trần Nguyên Hãn được thần núi Tản Viên nói cho biết mệnh trời: “Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm mưu sĩ”.
 
Nguyên Hãn đã lặn lội vào xứ Thanh phò giúp động chủ Lam Sơn, lập được nhiều công trạng, sau 10 năm gian khổ, quân dân nước Việt đuổi người Ngô về Bắc quốc, ông được Lê Lợi phong làm công thần khai quốc. Đất nước thanh bình, một hôm vua Lê Thái Tổ bơi thuyền ngự dạo xem phong cảnh trên hồ Thủy Quân, rùa vàng hiện lên bảo quốc vương trả lại gươm báu cho Long Quân.
 
Thanh gươm báu “long tuyền” vua đeo bên mình tự nhiên rung động, ra khỏi vỏ bay xuống nước hồ thu biêng biếc. Cụ rùa ngoạm lấy gươm báu lặn xuống hồ. Từ đó, hồ Thủy Quân ở giữa lòng đế đô được gọi là hồ Hoàn Kiếm.
 
Trải qua hàng trăm năm, thắng địa hoàng thành Thăng Long đã xảy ra nhiều biến cố lịch sử. Các phe phái triều đình nhà Mạc, Lê - Trịnh tranh giành quyền lực đem quân đánh nhau, rồi loạn kiêu binh thời Lê mạt Tây Sơn đã biến kinh đô Thăng Long thành bãi chiến trường đổ nát. Chính trong sự suy tàn bỉ cực ấy, thắng địa kinh kỳ đã sinh ra kỳ tài Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều hàng trăm năm sau cả nhân loại ngưỡng mộ.
 
Từ Thăng Long - Đông Đô - Bắc Thành - Hà Nội, có 155 năm không được triều đình Tây Sơn, nhà Nguyễn dùng làm kinh đô. Nhưng Thăng Long vẫn được chọn làm thủ phủ, trấn thủ Bắc Thành, trở thành trung tâm chính trị - kinh tế và văn hóa của các tỉnh thành từ Quảng Bình trở ra. Đất và người Thăng Long - Hà Nội cùng Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu đã làm giặc Pháp hiểu người Việt Nam không dễ khuất phục, nhu nhược đầu hàng như triều đình nhà Nguyễn.
 
Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, đồng bào Hà Nội đã vùng lên làm cách mạng. Ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đập tan xiềng xích nô lệ của Nhật - Pháp, xóa bỏ chế độ quân chủ, lập ra chế độ mới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/9/1945, hàng vạn người dân Hà Nội thay mặt đồng bào cả nước nô nức đến quảng trường Ba Đình dự lễ mít tinh tuyên thệ, chứng kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời công bố với thế giới bản “Tuyên ngôn độc lập”.
 
Thành phố Hà Nội được chính phủ chọn làm thủ đô, trái tim khối óc của đất nước Việt Nam độc lập còn non trẻ. Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, cả dân tộc đi theo Đảng trường kỳ kháng chiến. Quân Pháp tạm thời chiếm đóng thủ đô Hà Nội. Bị thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình và rút quân khỏi miền Bắc.
 
Ngày 10/10/1954, quân ta tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội. Từ đó đến nay, cả nước quyết tâm xây dựng và bảo vệ thủ đô yêu dấu, đập tan cuộc tập kích bằng máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội trong 12 ngày đêm năm 1972, rồng lửa Thăng Long làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pa-ri.
 
Ngày nay, trong những năm đổi mới cùng cả nước, thủ đô ngày càng phát triển nhanh mạnh, đàng hoàng và to đẹp, trở thành thành phố Thăng Long - Hà Nội vì hòa bình có 1000 năm văn hiến ở đất nước Việt Nam tươi đẹp. Khi con thuyền gặp ngọn gió đông ra biển lớn, với địa lợi ấy cùng nhân hòa gặp thiên thời, thủ đô Hà Nội chắc sẽ trở thành con rồng châu Á.
Đặng Viết Tường - Báo CANA
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong nước:
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Đảng, Nhà nước (17/1/2023)
"Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào" (27/12/2022)
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (27/12/2022)
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 (26/12/2022)
Chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (12/12/2022)
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12 người dân cần lưu ý (1/12/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 (22/11/2022)
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương (22/11/2022)
Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023 (11/11/2022)
4 phóng viên, cộng tác viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản (10/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website