Một phân tích phức tạp về chiến thuật đã dự đoán Tây Ban Nha sẽ chiến thắng trong vòng chung kết World Cup vào Chủ nhật này, nó cũng đã giải thích hợp lý vì sao tuyển Anh bị Đức đánh bại.
Đồ thị chiến thuật giữa hai đội Hà Lan - Tây Ban Nha, vẽ bởi TS Javie López Pena và TS Hugo Touchette.
Những nhà toán học đam mê bóng đá TS Javier López Penã và TS Hugo Touchette thuộc ĐH London đã thu thập dữ liệu về tất cả trận cầu World Cup và phân tích chúng để tiết lộ về những lối chơi khác nhau của các quốc gia.
Sử dụng thuật toán gọi là Lý thuyết đồ thị, họ đã vạch ra những lỗ hổng trong chiến thuật của tuyển Anh trong trận đấu với Đức, đồng thời đưa ra dự đoán về trận chung kết giữa Hà Lan – Tây Ban Nha với kết quả tương tự mà chú bạch tuộc Paul kì diệu đã đưa ra.
Với mỗi đội tuyển, TS López Penã và Touchette đã vẽ ra một mạng lưới những đường chuyền giữa các cầu thủ trong suốt mùa giải và phân tích sự hiệu quả của những mạng lưới giữa các đội bóng. TS Touchette giải thích: “Mỗi cầu thủ trong mạng lưới được cho một điểm số gọi là điểm vai trò then chốt (centrlity), điểm số này đánh giá tầm quan trọng của cầu thủ trong mạng lưới. Điểm số cao thì hậu quả sẽ càng lớn khi cầu thủ không có mặt ở vị trí của mình. Phương pháp này thường được dùng để giúp mạng máy tính mạnh mẽ hơn, nhưng nó cũng được dùng để lên chiến lược trong bóng đá”.
Lý thuyết đồ thị được dùng để phân tích những loại mạng lưới khác nhau, thường để kiểm tra những mạng máy tính – chẳng hạn internet – và để dự đoán về điều có thể xảy ra nếu những phần khác nhau trong mạng máy tính bị chuyển đi đột ngột. Nghiên cứu, được thực hiện ở ngành Khoa học Toán học của trường Queen Mary, có thể giúp mạng máy tính hoạt động hiệu quả hơn và giảm bớt “nhạy cảm” với những gián đoạn.
Dự đoán trận Hà Lan – Tây Ban Nha
Những mạng lưới cho thấy những cầu thủ Tây Ban Nha tạo ra số đường chuyền rất ấn tượng trong mùa giải này, nhiều hơn Đức gần 40% và gấp đôi Hà Lan. “Đội tuyển này dựa vào những đường chuyển lẹ làng được phân bố tốt giữa tất cả cầu thủ, đặc biệt giữa những ai chơi ở khu vực giữa sân”, TS López Penã cho biết.
Lần đầu vô địch World Cup đều là khát khao của Hà Lan lẫn Tây Ban Nha, rút cuộc ai sẽ biến khát vọng thành hiện thực?
David Villa - người ghi bàn nhiều nhất mùa giải đã nhận được trung bình 37 đường chuyền cho mỗi trận đấu, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào trong tất cả các đội tuyển. TS López Penã cho rằng so với Fernando Torres – người đã không ghi được bàn thắng nào trong mùa giải này thì lối đá của Villa ấn tượng hơn nhiều. “Điều này được phản ánh trong những chiến thuật thành công của tuyển Tây Ban Nha. Torres chỉ nhận được trung bình 13 đường chuyền trong một trận cầu, trong khi con số của Villa là 37”.
Ngược lại, các cầu thủ Hà Lan chọn lối chơi tấn công, điều này thể hiện ở số đường chuyền rất ít giữa các cầu thủ, phần lớn các đường chuyển chỉ nhắm vào các tiền đạo. TS López Penã phân tích: “Số đường chuyền rất ít cho thấy người Hà Lan thích tấn công nhanh hơn là chơi phức tạp. Những bàn thắng của họ thường được ghi từ những quả phạt trực tiếp và họ thường dùng sức mạnh thể chất để đánh bại đối thủ của mình”.
Trận đấu giữa Anh và Đức
Đồ thị chiến thuật giữa Đức và Anh.
Những phép phân tích cho thấy tuyển Anh có một đội hình cân bằng, không một cầu thủ nào đóng vai trò quan trọng hơn so với đồng đội của mình. Theo TS López Penã, hàng cầu thủ trung tuyến gồm Frank Lampart, Wayne Rooney và Gareth Barry tỏ ra di chuyển về trước không tốt; Rooney nhận số đường chuyền trung bình nhiều gấp ba lần Jermain Defoe. Điều này khiến sự tấn công của đội Anh rất có khả năng đoán được và dễ bị chặn đứng bằng cách khóa chân Rooney; sự thật là cầu thủ này phải thường xuyên trả bóng về cho Gerrard”.
Mạng lưới của Đức tỏ ra cân bằng hơn cả Anh với số đường chuyền cao hơn, cho thấy chuyển động bóng nhiều hơn. TS López Penã cho biết: “Đặc biết thích đáng là những đường chuyền giữa Phillip Lahm và Bastian Schweinsteiger và đa phần những pha tấn công của Đức được xây dựng từ những hậu vệ. Mesut Oezil làm tốt công việc liên kết cả hai cánh trong pha tấn công, khiến lối chơi tấn công của Đức trở nên rất hiệu quả và khó chống đỡ. Cầu thủ then chốt trong chiến thuật của Đức là Schweinsteiger. Cầu thủ này đã bị truy cản hiệu quả bởi sự kết hợp chặt chẽ của những cầu thủ chơi giữa sân tuyển Tây Ban Nha trong trận bán kết”.
-
Chi Giao (Theo Physorg)