| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 2,763
Tất cả: 99,066,093
 
 
Bản in
Đạo đức là môn học phải thi suốt đời
Tin đăng ngày: 29/7/2019 - Xem: 2706
 
Chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hoà đã nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên Uỷ ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong phiên họp chiều 26/7.
Một tiết học tại Trường THPT TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Một tiết học tại Trường THPT TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Theo cô Nhiếp, giáo dục đạo đức, lối sống không thể làm ngay kết quả, nó cần có quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức, lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ… là quan niệm sai lầm bởi mỗi một lứa học sinh là mất đi một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống.
 
Cô Nhiếp khẳng định: "Giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người".
 
"Thực tế, các môn học  - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người ta luôn phải "thi" suốt đời là lối sống lại chưa được chú trọng. Mọi người thường nói, “học chữ song song với học làm người’ hoặc “dạy người thông qua dạy chữ’ chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi “cài theo”, “cõng cùng” các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ", cô giáo này bày tỏ.
 
Bắt đầu từ những người thầy
 
Cô Nhiếp đề xuất việc dạy người phải bắt đầu từ những người thầy.  Nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường như “5 điều Bác Hồ dạy”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “thi đua dạy tốt – học tốt”, “tất cả vì học sinh thân yêu”, “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…. thiết nghĩ đến 5 vấn đề giáo dục phổ thông mới là “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”. Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên.
 
Quan điểm này cũng được GS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội nhắc lại: “Trò học thì thầy cũng phải học, trò đọc thì thầy cũng phải đọc, thầy không thể làm gương được nếu thầy không gương mẫu học, không gương mẫu đọc. Thầy trò cùng học, cùng đọc, cùng xây dựng văn hóa”.
 
Sẽ không thể có hiệu quả trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nếu chỉ bằng giảng giải bởi đạo đức, nhân cách của các em được hình thành của rèn giũa, trải nghiệm. Học trò thường làm theo khi được trỉa nghiệm, đặc biệt là khi nhìn thấy thầy cô làm.
 
“Chúng ta không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày. Việc nêu gương đạo đức lối sống chính là việc thầy trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn”, cô Nhiếp nhấn mạnh.
 
Cũng đề cập đến sự gương mẫu của thầy cô, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, bản thân thầy cô cần ý thức được việc thường xuyên trau đồi chuyên môn, đạo đức của mình, bởi trò tôn trọng thầy cũng là bắt đầu từ chuyên môn và đạo đức. “Một mặt ngành giáo dục sẽ tạo điều kiện, tạo động lực cho thầy cô nhưng mặt khác cũng sẽ có chế tài để loại bỏ những thầy cô suy thoái đạo đức”.
 
3 mục tiêu cốt lõi trong dạy người
 
Trên quan điểm của nhà nghiên cứu giáo dục, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, khái niệm giáo dục đạo đức là giáo dục tính cách tức dạy thái độ sống cho con người.
 
Với trẻ em, chúng ta nên chọn 3 vấn đề cốt lõi để dạy theo mô hình vòng tròn đồng tâm trong các năm học là: “Dạy trẻ có tính thiện, không tham lam và có trách nhiệm”.
 
“Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần sự chung tay của tất cả mọi người nhưng trước hết phải làm sao phải “trường ra trường”, “thầy ra thầy” thì mới có “trò ra trò”, GS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
 
GS. Nguyễn Minh Thuyết. Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, trong chương trình mới giáo dục phổ thông (GDPT) mới yêu cầu học sinh hình thành, phát triển 5 phẩm chất cơ bản là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong đó, “nhân ái” chính là tính “thiện”; “trung thực” chính là không tham lam…
 
Để việc dạy đạo đức lối sống trong chương trình GDPT mới đạt hiệu quả, chương trình sẽ áp dụng phương pháp: dạy học phân hoá - không giáo dục “cào bằng” tất cả học sinh; dạy học tích hợp; giáo dục thông qua hành động.
 
GS. Nguyễn Minh Thuyết cho hay, khi người lớn gương mẫu, văn hoá ứng xử tốt thì tự khắc trẻ con nhìn vào cũng sẽ học hỏi và ứng xử tốt hơn. Thầy cô dạy học sinh không vi phạm Luật giao thông nhưng thực tế bố mẹ chở các em đến trường lại vi phạm Luật thì giáo dục nhà trường khó đạt được hiệu quả.
 
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh về mục tiêu, bản chất là không thay đổi nhưng hình thức và phương pháp phải thay đổi để phù hợp với  những thay đổi của đời sống xã hội hiện nay, trong đó tích hợp giáo dục đạo đức lối sống vào từng môn học là điều tất yếu.
 
“Một trong những nhiệm vụ được ngành Giáo dục ưu tiên hàng đầu trong năm học tới là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nhiệm vụ này sẽ được chúng tôi triển khai cụ thể, chi tiết từng việc, để ngay sau năm học sẽ thấy sự thay đổi rõ nét từ học sinh, giáo viên cho tới nhà trường”, Bộ trưởng nêu rõ.
.

Nguồn: Chinhphu.vn

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Đạo đức Hồ Chí Minh:
Cách làm mới, sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (20/9/2021)
32 nhà giáo Nghệ An được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (13/4/2021)
Niềm đam mê là được đi tới cái đích cuối cùng của người làm khoa học (7/3/2021)
Không được giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 (6/10/2020)
Bàn thêm về tiêu chí đức và tài của người cán bộ (13/8/2020)
TP. Vinh khen thưởng 12 tập thể xuất sắc trong làm theo lời Bác dặn (25/5/2020)
Nhân tố văn hóa trong sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh (8/5/2020)
Ra mắt bộ sách “Nghiên cứu Hồ Chí Minh - Một số công trình tuyển chọn” (30/4/2020)
Xây dựng Đảng về đạo đức - món quà xuân quý giá (28/1/2020)
Nghệ An hướng dẫn nội dung ký cam kết học tập, làm theo Bác cho cán bộ, đảng viên (19/1/2020)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website