Năm ấy, Đoàn Văn công Nghệ An được lệnh điều ra Thủ đô Hà Nội biểu diễn phục vụ Hội nghị Trung ương. Nghe nói, đoàn ra biểu diễn, sẽ có Bác Hồ đến dự. Tin đó làm trưởng đoàn cho đến các diễn viên, nhạc công háo hức, hồi hộp vừa mừng vừa lo.
Mừng vì được gặp Bác, lo là sợ biểu diễn không ra gì Bác lại phê bình. Song, lo sợ gì thì ai ai cũng háo hức mong sớm được gặp Người.
Thế mà mãi đến lúc hoá trang sắp xong, giờ mở màn sắp đến, Bác chưa đến?!. Đang "thất vọng" thì bỗng từ lối sau phòng hoá trang, một ông cụ to cao, vầng trán rộng, xuất hiện. Đồng chí trưởng đoàn nhận ra người ấy là Bác, anh liền kêu lên: "Các đồng chí ơi, Bác Hồ!".
Mọi người không ai bảo ai, dừng hoá trang và vây quanh lấy Bác, giây lát ngưng lặng chẳng ai nói nên lời. Thực ra, không riêng anh em trong đoàn, kể cả Bác cũng không kìm nổi sự xúc động. Người thì chằm chằm nhìn ngắm Bác, người thì cúi xuống cố giấu đi những giọt nước.
Bác lần lượt bắt tay và ôm từng cháu vào lòng, khi hết lượt mới điềm tĩnh nói:
- Các cháu muốn gặp Bác, Bác cũng vậy, nên Bác tranh thủ gặp các cháu trước giờ biểu diễn. Bác chúc sức khoẻ và phát quà cho các cháu. Các cháu nhìn ngắm Bác kỹ đi, lát nữa ra biểu diễn là không được nhìn, quên mất nhiệm vụ chính của mình nhé! Nhiệm vụ biểu diễn phục vụ Hội nghị Trung ương. Bác nói với các đồng chí trong Trung ương rồi, "hôm nay phải đến xem Đoàn Văn công của "choa" từ tuyến lửa ra Thủ đô biểu diễn! Vì danh dự của những chiến sỹ "Tiếng hát át tiếng bom", các cháu phải diễn thật tốt, các cháu có đồng ý không nào?
Tất cả đều đồng thanh:
- Thưa Bác, có ạ, có ạ...
Đồng chí trưởng đoàn thay mặt anh em thưa với Bác:
- Cảm ơn Bác đã cho chúng cháu gặp Bác trước giờ biểu diễn. Như vậy, chúng cháu sẽ yên tâm, cố gắng để không phụ lòng của Bác.
- Nhưng biểu diễn xong, chúng cháu muốn được gặp Bác nói chuyện, nghe ý kiến phê bình góp ý của Bác với đoàn.
- Được rồi, các cháu cố diễn cho tốt, Bác hứa!
Nói rồi Bác đi xuống hội trường, mọi người hào hứng bắt tay vào phần việc của mình.
Lần diễn đó thật suôn sẻ. Sau khi đồng chí trưởng đoàn cảm ơn và giới thiệu Bác nói chuyện, tiếng vỗ tay không ngớt. Bác đứng dậy và hỏi:
- Chú mô khi nại thổi sáo hề ?
Nhạc công sáo trúc ngập ngừng đứng dậy, vẻ hơi lo:
- Thưa Bác, cháu ạ!
Bác vẫy tay
- Chú thổi sáo hay lắm, giờ chú mang sáo lên đây với Bác.
Có phần yên tâm, nhạc công sáo trúc cầm sáo lên, Bác yêu cầu:
- Giờ chú đưa sáo đây, xem Bác thổi có hay hơn không nào?
Bác cầm cây sáo, mọi người hồi hộp chờ đợi. Ai nấy hình như lo cho Bác hơn là mừng. Lo, vì Bác có thì giờ đâu mà tập thổi sáo. Quả thật, lúng túng một lúc Bác mới để được các ngón tay vào các lỗ sáo. Nhưng khi đưa lên thổi thì không kêu! Mọi người không ai dám cười. Đồng chí nhạc công mặt đỏ bừng. Bác điềm tĩnh:
- Bác chưa thổi được thì chú phải bày chứ, sao lại đứng nhìn? Nào, tay để thế nào, môi để thế nào?
Đồng chí nhạc công hướng dẫnBác. Sau khi thổi thử cho Bác nghe một đoạn bài "Cò lả", Bác nói:
- Đưa đây Bác, không biết thì phải học...
Và lần này, Bác thổi sáo đã phát ra tiếng, nhưng nói hay thì chưa, mọi người vẫn vỗ tay và nói: "Ôi, Bác thổi được rồi, Bác thổi được rồi". Bác lại nói:
- Các cháu thấy không, nghề gì cũng vậy, "Không có thầy đố mày làm nên".
Bác lại cầm cây sáo, luyện úp mở các ngón rồi đưa lên thổi rõ dần từng nốt một. Bác nói:
- Lần này, các cháu nghe Bác thổi thế nào?
Mọi người không khỏi ngạc nhiên vì lần này Bác thổi hay hơn nhiều, và gần như hết bài "Cò lả ". Tiếng sáo chưa dứt, mọi người vỗ tay reo hò:
- Bác thổi được rồi, Bác thổi được rồi, hoan hô Bác!
- Có hay hơn không, các cháu?
- Thưa Bác, hay hơn nhiều rồi ạ!
- Như vậy các cháu thấy không, có thầy bày rồi, học rồi, muốn hay hơn là phải luyện tập, đúng như cha ông nhắc nhở chúng ta: "Trống năng rèn, kèn năng thổi" đúng không các cháu?!
Tất cả lại đồng thanh:
- Thưa Bác, chúng cháu vâng lời Bác dạy!
Đưa cây sáo trúc cho đồng chí nhạc công, Bác ôn tồn:
- Được rồi, cháu xuống với các bạn đi - Bác quay lại nói với mọi người- Nghề Văn công các cháu cũng vậy, muốn có nhiều tiết mục hay, muốn khán giả thường xuyên nhớ và đến với đoàn, đến với sân khấu, thì rõ ràng đoàn văn công tỉnh ta phải có nhiều diễn viên, nhạc công giỏi.
Muốn như vậy thìNăm ấy, Đoàn Văn công Nghệ An được lệnh điều ra Thủ đô Hà Nội biểu diễn phục vụ Hội nghị Trung ương. Nghe nói, đoàn ra biểu diễn, sẽ có Bác Hồ đến dự. Tin đó làm trưởng đoàn cho đến các diễn viên, nhạc công háo hức, hồi hộp vừa mừng vừa lo. Mừng vì được gặp Bác, lo là sợ biểu diễn không ra gì Bác lại phê bình. Song, lo sợ gì thì ai ai cũng háo hức mong sớm được gặp Người.
|
Hình tượng Bác Hồ trong vở kịch hát dân ca "Lời người, lời của Nước non", do Nhà hát Dân ca Nghệ An dàn dựn |
Thế mà mãi đến lúc hoá trang sắp xong, giờ mở màn sắp đến, Bác chưa đến?!. Đang "thất vọng" thì bỗng từ lối sau phòng hoá trang, một ông cụ to cao, vầng trán rộng, xuất hiện. Đồng chí trưởng đoàn nhận ra người ấy là Bác, anh liền kêu lên: "Các đồng chí ơi, Bác Hồ!".
Mọi người không ai bảo ai, dừng hoá trang và vây quanh lấy Bác, giây lát ngưng lặng chẳng ai nói nên lời. Thực ra, không riêng anh em trong đoàn, kể cả Bác cũng không kìm nổi sự xúc động. Người thì chằm chằm nhìn ngắm Bác, người thì cúi xuống cố giấu đi những giọt nước.
Bác lần lượt bắt tay và ôm từng cháu vào lòng, khi hết lượt mới điềm tĩnh nói:
- Các cháu muốn gặp Bác, Bác cũng vậy, nên Bác tranh thủ gặp các cháu trước giờ biểu diễn. Bác chúc sức khoẻ và phát quà cho các cháu. Các cháu nhìn ngắm Bác kỹ đi, lát nữa ra biểu diễn là không được nhìn, quên mất nhiệm vụ chính của mình nhé! Nhiệm vụ biểu diễn phục vụ Hội nghị Trung ương. Bác nói với các đồng chí trong Trung ương rồi, "hôm nay phải đến xem Đoàn Văn công của "choa" từ tuyến lửa ra Thủ đô biểu diễn! Vì danh dự của những chiến sỹ "Tiếng hát át tiếng bom", các cháu phải diễn thật tốt, các cháu có đồng ý không nào?
Tất cả đều đồng thanh:
- Thưa Bác, có ạ, có ạ...
Đồng chí trưởng đoàn thay mặt anh em thưa với Bác:
- Cảm ơn Bác đã cho chúng cháu gặp Bác trước giờ biểu diễn. Như vậy, chúng cháu sẽ yên tâm, cố gắng để không phụ lòng của Bác.
- Nhưng biểu diễn xong, chúng cháu muốn được gặp Bác nói chuyện, nghe ý kiến phê bình góp ý của Bác với đoàn.
- Được rồi, các cháu cố diễn cho tốt, Bác hứa!
Nói rồi Bác đi xuống hội trường, mọi người hào hứng bắt tay vào phần việc của mình.
Lần diễn đó thật suôn sẻ. Sau khi đồng chí trưởng đoàn cảm ơn và giới thiệu Bác nói chuyện, tiếng vỗ tay không ngớt. Bác đứng dậy và hỏi:
- Chú mô khi nại thổi sáo hề ?
Nhạc công sáo trúc ngập ngừng đứng dậy, vẻ hơi lo:
- Thưa Bác, cháu ạ!
Bác vẫy tay
- Chú thổi sáo hay lắm, giờ chú mang sáo lên đây với Bác.
Có phần yên tâm, nhạc công sáo trúc cầm sáo lên, Bác yêu cầu:
- Giờ chú đưa sáo đây, xem Bác thổi có hay hơn không nào?
Bác cầm cây sáo, mọi người hồi hộp chờ đợi. Ai nấy hình như lo cho Bác hơn là mừng. Lo, vì Bác có thì giờ đâu mà tập thổi sáo. Quả thật, lúng túng một lúc Bác mới để được các ngón tay vào các lỗ sáo. Nhưng khi đưa lên thổi thì không kêu! Mọi người không ai dám cười. Đồng chí nhạc công mặt đỏ bừng. Bác điềm tĩnh:
- Bác chưa thổi được thì chú phải bày chứ, sao lại đứng nhìn? Nào, tay để thế nào, môi để thế nào?
Đồng chí nhạc công hướng dẫnBác. Sau khi thổi thử cho Bác nghe một đoạn bài "Cò lả", Bác nói:
- Đưa đây Bác, không biết thì phải học...
Và lần này, Bác thổi sáo đã phát ra tiếng, nhưng nói hay thì chưa, mọi người vẫn vỗ tay và nói: "Ôi, Bác thổi được rồi, Bác thổi được rồi". Bác lại nói:
- Các cháu thấy không, nghề gì cũng vậy, "Không có thầy đố mày làm nên".
Bác lại cầm cây sáo, luyện úp mở các ngón rồi đưa lên thổi rõ dần từng nốt một. Bác nói:
- Lần này, các cháu nghe Bác thổi thế nào?
Mọi người không khỏi ngạc nhiên vì lần này Bác thổi hay hơn nhiều, và gần như hết bài "Cò lả ". Tiếng sáo chưa dứt, mọi người vỗ tay reo hò:
- Bác thổi được rồi, Bác thổi được rồi, hoan hô Bác!
- Có hay hơn không, các cháu?
- Thưa Bác, hay hơn nhiều rồi ạ!
- Như vậy các cháu thấy không, có thầy bày rồi, học rồi, muốn hay hơn là phải luyện tập, đúng như cha ông nhắc nhở chúng ta: "Trống năng rèn, kèn năng thổi" đúng không các cháu?!
Tất cả lại đồng thanh:
- Thưa Bác, chúng cháu vâng lời Bác dạy!
Đưa cây sáo trúc cho đồng chí nhạc công, Bác ôn tồn:
- Được rồi, cháu xuống với các bạn đi - Bác quay lại nói với mọi người- Nghề Văn công các cháu cũng vậy, muốn có nhiều tiết mục hay, muốn khán giả thường xuyên nhớ và đến với đoàn, đến với sân khấu, thì rõ ràng đoàn văn công tỉnh ta phải có nhiều diễn viên, nhạc công giỏi.
Muốn như vậy thì các cháu phải không ngừng học tập và rèn luyện. Bác mong vì sự nghiệp văn hoá, văn nghệ tỉnh nhà, vì nhiệm vụ phục vụ sản xuất và sΩn sàng chiến đấu, các cháu phải đoàn kết giúp nhau không ngừng học tập và rèn luyện để cùng tiến bộ! Bác chúc các cháu thật khoẻ, vui, trở về phục vụ nhân dân, luôn xứng đáng là đoàn xuất sắc của cả nước, được thế Bác mừng lắm!
Buổi gặp gỡ, nói chuyện của Bác thật nhẹ nhàng mà sâu lắng đến khó quên. Đúng, Bác Hồ không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà tâm lý, nhà sư phạm xuất sắc, một người thầy lớn của chúng ta!
(Theo Báo Nghệ An)