| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,449
Tất cả: 99,760,402
 
 
Bản in
FTA Trung Quốc – ASEAN: Mừng và Lo, Được và Mất
Tin đăng ngày: 2/1/2010 - Xem: 1825
 

Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2010. Sự kiện này được cho là sẽ tạo đòn bẩy cho thương mại khu vực, đồng thời, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, trong cái mừng cũng có cái lo, một số nhà công nghiệp đang chờ đợi xem liệu thỏa thuận thương mại này sẽ thúc đẩy hay làm đổ vỡ công việc kinh doanh của họ. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết trên tờ Thời báo New York của tác giả Liz Gooch về vấn đề này.

Khi đồng hồ điểm đúng nửa đêm, bắt đầu bước sang năm mới 2010, Trung Quốc và 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ chính thức bắt đầu khởi động Khu vực mậu dịch tự do (FTA) lớn thứ ba thế giới. Trong khi nhiều nhà công nghiệp đang háo hức tới thời điểm mức thuế bằng không đối với mọi sản phẩm, từ dệt may và cao su đến dầu ăn và thép, thì một số khác lại bồn chồn lo lắng chờ xem liệu thỏa thuận thương mại tự do này sẽ thúc đẩy hay làm đổ vỡ công việc kinh doanh của họ.

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN đã tăng vọt trong những năm gần đây, đạt 192,5 tỷ USD năm 2008 từ mức 59,6 tỷ năm 2003. FTA Trung Quốc – ASEAN, theo đó sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với 90% loại hàng hóa trao đổi, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại song phương hơn nữa.

FTA Trung Quốc - ASEAN sẽ chỉ xếp sau Khu kinh tế liên minh châu Âu (EEA) và Khu vực Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) về kim ngạch trao đổi thương mại. Cùng nhau, Trung Quốc và ASEAN tạo ra một thị trường với 1,9 tỷ dân, vì vậy việc FTA chính thức có hiệu lực sẽ giúp các quốc gia châu Á đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt đối với những loại hàng hóa mà nước đói năng lượng Trung Quốc đang cần.

Tại một sạp hàng bán khăn trùm đầu cho phụ nữ Hồi giáo của Indonesia. Nguồn ảnh: The New York Times

Theo các chuyên gia phân tích, FTA Trung Quốc – ASEAN cũng phải đối mặt với ít sự phản đối hơn so với AFTA và EEA bởi vì mức thuế hiện nay là tương đối thấp và ít khả năng diễn ra sự thay đổi cơ bản các mô hình thương mại.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong ASEAN đều thấy FTA với Trung Quốc là một “món lời”. Một số nhà sản xuất ở Nam Á thậm chí bày tỏ lo ngại việc hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có thể ngập tràn thị trường nước mình một khi thuế nhập khẩu được dỡ bỏ. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho chính quyền địa phương trong việc duy trì hoặc tăng cường thị phần của mình.

Trên thực tế, ASEAN và Trung Quốc đã từng bước giảm thuế trong nhiều năm trở lại đây. Theo thỏa thuận thương mại tự do ký năm 2002, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Brunei sẽ phải dỡ bỏ mọi loại thuế vào năm 2010. Các thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar sẽ từng bước giảm thuế trong những năm tiếp theo và sẽ phải miễn thuế hoàn toàn vào năm 2015. Như vậy, hầu như mọi loại hàng hóa sẽ được miễn thuế từ tháng 1/2010, trong đó có các sản phẩm chế biến vốn đang chịu mức thuế nhập khẩu khoảng 5%. Một số sản phẩm nông nghiệp, động cơ ô tô và máy công nghiệp sẽ vẫn phải chịu thuế và sẽ được giảm dần dần.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở  thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, sau Nhật Bản và EU. Theo nhận định của ông Thomas Kaegi, phụ trách nghiên cứu kinh tế vĩ mô ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Viện Quản lý Tài sản UBS, cán cân thương mại chung có phần thiên về phía Trung Quốc dù đối với riêng từng nước trong ASEAN có sự khác biệt đáng kể. Singapore, Malaysia và Thái Lan chỉ chịu mức thâm hụt thương mại nhỏ với Trung Quốc trong khi con số này của Việt Nam trong những năm qua tăng mạnh. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,5 tỷ nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 15,7 tỷ.

Trong một số chợ tại các khu dân cư thu nhập thấp như Utan Kayu (Jakarta, Indonesia), những lao động thủ công hầu như đều làm việc trong điều kiện chật chội, thiếu sáng. Ảnh: T.L

Tại Indonesia, ngành công nghiệp dệt may và thép tỏ  ra đặc biệt lo ngại về việc dỡ bỏ thuế  quan, khiến chính phủ nói rằng có thể sẽ đề nghị hoãn áp dụng miễn thuế đối với một số sản phẩm. Không có hạn chót cho việc đệ đơn đề nghị việc này, song Ban thư ký ASEAN cho biết vẫn chưa nhận được đề nghị chính thức của Indonesia.

Trong khi cạnh tranh với lượng hàng nhập khẩu ồ ạt có thể đặt ra những thách thức mới đối với các nhà sản xuất ASEAN, các chuyên gia cho rằng gia tăng việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường 1,3 tỷ dân của Trung Quốc cũng sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ cho các quốc gia ASEAN. Ông Rodolfo Severino - cựu Tổng thư ký ASEAN từ năm 1998-2002 lấy ví dụ Malaysia, nước xuất khẩu dầu cọ, cao su và khí đốt sang Trung Quốc, là một trong những nước có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ việc miễn thuế.

Tuy nhiên, theo ông Severino, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở  Singapore, các nước như Việt Nam, tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ, sẽ dễ bị tổn thương. Những nước này có thể cần hướng tới các sản phẩm phục vụ xuất khẩu và xác định các thị trường thích hợp mới. Ông nhấn mạnh: “Đây là bản chất của cạnh tranh”.

Theo chuyên gia kinh tế Song Hong, giám đốc nhóm nghiên cứu thương mại của Viện Kinh tế và Chính trị, thuộc Viện hàn lâm các môn khoa học ở Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hàng nông sản, như hoa quả nhiệt đới, từ Thái Lan, Malaysia và Việt Nam khi FTA có hiệu lực. Điều này cũng sẽ tác động không nhỏ tới nông dân Trung Quốc ở các tỉnh miền Nam như Quảng Tây và Vân Nam.

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng của Campuchia, ông Sothirak nhận định miễn thuế sẽ giúp tăng xuất khẩu nông sản của Campuchia sang Trung Quốc. Campuchia cần đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu của mình bởi xuất khẩu sang Mỹ và EU đã giảm mạnh. Dù không dự đoán lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia liệu có thể cạnh tranh với ngành công nghiệp dệt phát triển cao của Trung Quốc hay không, nhưng ông Sothirak bày tỏ tin tưởng rằng FTA với Trung Quốc có thể khiến thêm nhiều nhà máy dệt của Trung Quốc mở chi nhánh tại Campuchia, nơi có chi phí sản xuất và nhân công rẻ hơn.

Bất chấp những hy vọng thúc đẩy thương mại, ông Severino dự báo việc FTA có hiệu lực sẽ không phải là “một sự kiện mang tính đột phá” có thể làm gia tăng mạnh mẽ thương mại từ tháng 1/2010. Theo ông, có nhiều nhân tố mà các nhà đầu tư và thương gia phải cân nhắc, trong khi các chính phủ cần quyết tâm trong việc tạo thuận lợi cho kinh doanh.

Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế, ông Pushpanathan Sundram nhấn mạnh, một số nước có thể sẽ phải “trả một cái giá nào đó” khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực, song ông tin tưởng rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ “cùng có lợi”.

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin Quốc tế:
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần tới (10/11/2022)
Tuyên bố chung Campuchia - Việt Nam: Đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả (10/11/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN (8/11/2022)
Ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga luôn soi đường cho Cách mạng Việt Nam (7/11/2022)
4 kịch bản dự đoán diễn biến cuộc xung đột Nga - Ukraine (25/10/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước CHND Trung Hoa (25/10/2022)
Những gương mặt lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (24/10/2022)
Bàn phương án điểm đấu nối cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội qua cặp Cửa khẩu Nậm On - Thanh Thủy (13/10/2022)
Tiếp tục mở lại cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới với Lào (20/9/2022)
Sẽ in thông tin "Nơi sinh" vào mục bị chú của Hộ chiếu kể từ ngày 15/9/2022 (13/9/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website