| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,408
Tất cả: 99,192,221
 
 
Bản in
Thế giới nói gì về vụ kiện Biển Đông
Tin đăng ngày: 12/7/2016 - Xem: 998
 

Mỗi quốc gia, tổ chức đều có phản ứng rất khác nhau trước vụ kiện lịch sử của Philippines với Trung Quốc, tuy nhiên phần lớn đều yêu cầu tuân thủ phán quyết của tòa án đưa ra vào 12.7 này.

 

Thế giới nói gì về vụ kiện Biển Đông - 1

Một phiên điều trần về vụ kiện hôm 24.11.2015.

Vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc trên Biển Đông tạo ra tình huống khó xử về ngoại giao cho nhiều nước khác nhau. Trước khi kết quả được công bố ngày 12.7, Washington và Bắc Kinh đang ra sức tìm kiếm ủng hộ trước phán quyết lịch sử về tranh chấp Biển Đông.

Mỹ tạo áp lực ngoại giao ở phương Tây và châu Á để buộc Trung Quốc phải tuân thủ quyết định của tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan. Trung Quốc nói không chấp nhận phán quyết của phiên tòa và tìm sự ủng hộ từ Trung Đông và các quốc gia châu Phi.

Mỹ không phải là bên chịu ảnh hưởng trong tranh chấp Biển Đông cũng như Công ước LHQ về Luật biển nhưng quốc gia này vẫn muốn Trung Quốc tuân thủ quy tắc quốc tế. Do không có cơ chế quản lý sau khi phán quyết đưa ra, Trung Quốc sẽ cư xử dựa trên phản ứng của cộng đồng quốc tế.

Dưới đây là phản ứng của một số quốc gia và tổ chức liên quan tới vụ kiện lịch sử của Philippines.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Thế giới nói gì về vụ kiện Biển Đông - 2

Dân Philippines đổ ra đường phản đối Trung Quốc.

ASEAN cố gắng trong nhiều năm trời để đạt được giải pháp ngoại giao ở Biển Đông tuy nhiên 10 quốc gia vẫn bất đồng và ít tạo ra tiến bộ. Khi Tổng thống Barack Obama gặp các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 2.2016, họ đồng ý “tuân thủ hoàn toàn các quy tắc ngoại giao và luật pháp quốc tế” phù hợp Hiến chương LHQ. Tuy nhiên Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố hồi cuối tháng trước rằng ông không ủng hộ phán quyết của tòa quốc tế vì cho rằng vụ kiện mang tính "chính trị" chứ không phải vấn đề luật pháp.

Một vài quốc gia ASEAN e dè trong việc thể hiện thái độ với Trung Quốc, chẳng hạn như Malaysia và Brunei dù họ là nước có tranh chấp ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tuyên bố hồi tháng 6 rằng phán quyết này sẽ có tác động lên Biển Đông. Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh cam kết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quanh đảo Natuna ở Biển Đông. Indonesia gần đây cũng bắt giữ nhiều tàu cá Trung Quốc và cho nổ tung. Ngoại trưởng Indonesia yêu cầu các quốc gia phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nga

Nga là quốc gia có sự nghi ngại Washington nên là nước ủng hộ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất dù không thể hiện trực tiếp quan điểm về phán quyết vụ kiện Biển Đông. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng Nga phản đối mọi quốc gia bên ngoài can thiệp vấn đề Biển Đông hoặc có ý định “quốc tế hóa mâu thuẫn trên biển”. Giống Trung Quốc, Nga nói rằng mâu thuẫn chỉ giải quyết được bằng đối thoại, thỏa thuận.

EU và G-7

Thế giới nói gì về vụ kiện Biển Đông - 3

Philippines được cho là có nhiều khả năng thắng kiện.

EU đã thúc giục những nước tranh chấp ở Biển Đông giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại hòa bình và “tuân thủ luật lệ quốc tế”, bao gồm Hiến chương LHQ. Nhóm G-7 đề nghị mọi quốc gia tuân thủ chặt chẽ luật pháp và thực hiện đúng phán quyết cuối cùng.

Tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian từng đề xuất cử hải quân EU tới Biển Đông để thực thi trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế. Ông Jean cảnh báo rằng nếu luật biển trong khu vực không được tôn trọng, những nơi như Địa Trung Hải và Bắc Cực sẽ gặp phải tình trạng tương tự

Australia

Tháng 1, ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói rằng vụ kiện Trung Quốc-Philippines sẽ “đặc biệt quan trọng” như một sự phản ánh quy tắc quốc tế và là tiền đề giải quyết những mâu thuẫn về lãnh hải, đảo nhân tạo quanh khu vực.

Australia cho rằng, Trung Quốc đã bồi lấp hàng loạt đảo nhân tạo (trái phép) nhằm thực hiện ý đồ tuyên bố chủ quyền (phi pháp) ở Biển Đông.

Ấn Độ

Ấn Độ không thể hiện quan điểm về vụ kiện tuy nhiên ủng hộ các bên tuân thủ luật pháp quốc tế. Ấn Độ chia sẻ cùng góc nhìn với Mỹ về việc Bắc Kinh tham vọng muốn trỗi dậy ở vùng biển châu Á.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng “tất cả các quốc gia phải tuân thủ luật pháp quốc tế và quy tắc trên biển”. Ấn Độ từng thực hiện quyết định của tòa Trọng tài Thường trực năm 2014 về phán quyết liên quan tới tranh chấp biên giới lãnh hải với Bangladesh.

Nhật Bản

Thế giới nói gì về vụ kiện Biển Đông - 4

Những thành viên tòa án Trọng tài Thường trực.

Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên ủng hộ Philippines theo đuổi vụ kiện

Tokyo nói rằng cả Trung Quốc và Philippines phải chấp nhận kết quả cuối cùng. Nhật lo sợ Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông, nơi trung chuyển 80% lượng dầu thô vào Nhật Bản.

Hàn Quốc

Giống Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, Hàn Quốc có mối quan hệ rất thân thiết với Trung Quốc và e ngại thể hiện rõ quan điểm. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng tranh chấp Biển Đông cần giải quyết dựa trên các quy tắc quốc tế.

Nguồn: Dân Việt

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin Quốc tế:
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần tới (10/11/2022)
Tuyên bố chung Campuchia - Việt Nam: Đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả (10/11/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN (8/11/2022)
Ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga luôn soi đường cho Cách mạng Việt Nam (7/11/2022)
4 kịch bản dự đoán diễn biến cuộc xung đột Nga - Ukraine (25/10/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước CHND Trung Hoa (25/10/2022)
Những gương mặt lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (24/10/2022)
Bàn phương án điểm đấu nối cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội qua cặp Cửa khẩu Nậm On - Thanh Thủy (13/10/2022)
Tiếp tục mở lại cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới với Lào (20/9/2022)
Sẽ in thông tin "Nơi sinh" vào mục bị chú của Hộ chiếu kể từ ngày 15/9/2022 (13/9/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website