| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 762
Tất cả: 99,774,780
 
 
Bản in
Nguồn gốc ngày tết Trung thu
Tin đăng ngày: 26/9/2015 - Xem: 1578
 

Từ lâu, Trung thu đã trở thành một trong những ngày lễ được chú ý trong năm. Nhưng có lẽ, không phải ai cũng biết những truyền thuyết đầy thú vị về nguồn gốc ngày Tết trăng tròn đặc biệt này.

Có khá nhiều câu chuyện giải thích nguồn gốc ngày lễ này nhưng có lẽ phổ biến nhất là hai câu chuyện dưới đây.

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, Hậu Nghệ là một vị thần bất tử có tài bắn cung còn Hằng Nga, vợ chàng là một tiên nữ vô cùng xinh đẹp ở Thiên Đình. Cả hai sống với nhau rất hạnh phúc nhưng chỉ bởi lòng đố kỵ, ghen ghét, Hậu nghệ đã bị vu oan và sau đó bị đày làm thường dân. Những tưởng cuộc sống hai người sau bao sóng gió sẽ trở nên bình yên, hạnh phúc nhưng tai họa lại ập đến.

 

Lúc bấy giờ, người dân hạ giới gặp đại nạn, mười đứa con mặt trời của vua Nghiêu lộng hành, không theo phép tắc thay phiên nhau tỏa sáng cho nhân gian mà tranh giành, lấn át nhau để rồi không ai nhường ai cùng lúc xuất hiện để rồi dưới sức nóng như thiêu như đốt của mười mặt trời nhân gian như chìm trong bể lửa, mọi thứ đều bị thiêu rụi, con người than khóc ai oán.

Trước tình cảnh cấp bách đó, vua Nghiêu nhớ đến Hậu Nghệ, xạ thủ cừ khôi nhất của mình năm xưa, bèn sai chàng bắn rơi mặt trời, giải thoát cho hạ giới. Với tài bắn cung của mình, Hậu Nghệ dễ dàng bắn rới chín mặt trời, chỉ để lại một mặt trời làm nhiệm vụ soi sáng dương gian mà thôi.

Để trả ơn, nhà vua đã trao cho chàng một viên thuốc và dặn rằng: “Ngươi hãy ăn chay và cầu nguyện trong một năm, sau thời hạn một năm, ngươi hãy uống viên thuốc này. Nó sẽ khiến ngươi được trường sinh bất lão.” Nghe lời vua Nghiêu, Hậu Nghệ làm theo nhưng cũng chính từ đây tai họa đã giáng xuống hai vợ chồng mà chàng không hề hay biết.

Ít lâu sau đó, Hậu Nghệ đi săn ở xa, Hằng Nga ở nhà một mình dọn dẹp nhà cửa bỗng thấy trên nóc nhà có một cái hộp, mở hộp ra thì bỗng thấy một viên linh dược tỏa sáng lấp lánh bên trong. Tò mò, nàng đưa lên miệng nuốt. Đúng lúc đấy, Hậu Nghệ trở về, chàng chợt hiểu chuyện gì xảy ra nhưng đã quá muộn, viên linh dược quá mạnh khiến Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

 

Hậu Nghệ vội vã đuổi theo nhưng không kịp nữa rồi. Hằng Nga bay lên đến mặt trăng thì không thở được, viên thuốc bị văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi mãi ở lại trên mặt trăng, không thể nào trở về bên chồng được nữa. Nhưng vì quá nhớ thương Hậu Nghệ, ngày ngày nàng cùng những con thỏ ở đấy giã gạo mong tạo ra được viên thuốc như xưa nhưng đều vô dụng.

Trong khi đó, ở dương gian, Hậu Nghệ quá đỗi hối hận chỉ vì lơ đãng mà mãi mãi đánh mất người vợ xinh đẹp của mình. Chàng bèn đến cầu xin vua Nghiêu cho chàng được sống ở mặt trời để có thể gặp Hằng Nga.

Và thế, cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng Tám, ngày mà mặt trăng tròn và sáng nhất, Hậu Nghệ và Hằng Nga sẽ được đoàn tụ với nhau. Ở hạ giới, chính vì xúc động trước tình cảm chung thủy, sắt son của đôi vợ chồng, người dân luôn tổ chức ăn mừng và trở thành tục lệ cho đến nay. Có lẽ chính vì thế mà Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên.

Một truyền thuyết khác nữa về Tết Trung thu đó là tương truyền, vào đêm rằm tháng Tám vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đang dạo chơi trong vườn Ngự Uyển thì gặp một đạo sĩ nổi tiếng là La Công Viễn. Đạo sĩ bèn làm phép đưa nhà vua lên cung trăng dạo chơi. Ở đấy nhà vua say sưa thưởng thức những khúc nhạc huyền diệu, những nàng tiên nữ xiêm y thướt tha múa hát đến quên cả thời gian.

 

Cho đến lúc ra về, nhà vua vẫn còn vô cùng lưu luyến. Về đến hoàng cung, nhà vua nhớ đến chốn bồng lai tiên cảnh bèn sai các nghệ nhân sáng tác ra khúc nhạc Nghê Thường Vũ Y để mô phỏng lại cảnh đẹp đêm ấy ở cung trăng và ra lệnh cho người dân tổ chức lễ rước đèn ăn mừng ngày rằm tháng Tám. Từ đấy rằm tháng Tám hay Tết Trung Thu đã trở thành một tập tục và được truyền lại cho đến tận bây giờ.

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết đặc biệt này. Giờ đây, mỗi khi nhắc đến Trung thu là ta lại nhắc đến một lễ hội truyền thống ở Việt Nam với những hoạt động vui chơi  như rước đèn, múa lân, bày mâm ngũ quả hay chỉ đơn giản là dịp để mọi người trong gia đình quây quần, sum họp chia nhau chiếc bánh trung thu tròn vẹn như tình cảm yêu thương sau những ngày tháng học hành và làm việc căng thẳng.            

Nguồn: Hoàng Linh (Dantri)

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website