| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 9,307
Tất cả: 99,771,441
 
 
Bản in
7 điều cần nhớ khi dùng kháng sinh
Tin đăng ngày: 23/7/2015 - Xem: 1321
 

Điều quan trọng nhất đối với kháng sinh là phải sử dụng thật đúng cho dù thuốc không hoàn toàn hiệu quả. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể góp phần gây tình trạng kháng kháng sinh, nghĩa là bạn sẽ cần một liệu trình thuốc khác mạnh hơn. Dưới đây là những điều cần nhớ khi được kê đơn.

 

1. Hoàn thành liệu trình

 

Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ nếu bạn được bác sĩ kê đơn kháng sinh là PHẢI dùng hết liệu trình.

 

Thường thì mọi người hay cảm thấy khỏe hơn và nghĩ rằng thuốc đã có tác dụng và không cần dùng thêm nữa. Điều này có thể khiến cho toàn bộ liệu trình sử dụng thuốc trở nên vô tác dụng, vì thế luôn uống thuốc đủ số ngày mà bác sĩ đã ghi trong đơn.

 

2. Bổ sung lợi khuẩn

 

Đồng thời với việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh cũng diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì thế khi bạn được kê đơn dùng kháng sinh, thì sử dụng thêm các sản phẩm chứa các lợi khuẩn sẽ là một cách làm khôn ngoan để bảo vệ đường tiêu hóa.

 

Bạn có thể mua các sản phẩm này ở dạng viên, dạng bột hoặc dạng uống. Nhưng dù chọn dạng nào thì cũng cần đảm bảo là sản phẩm được chọn chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi.

 

3. Tránh bia rượu

 

Mặc dù bia rượu không làm giảm hiệu quả của kháng sinh mà bạn đang sử dụng, song tốt nhất là nên tránh uống bia rượu khi đang dùng kháng sinh. Chất cồn có thể gây kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh.

 

Bạn hoàn toàn có thể sống mà không có bia rượu trong vài ngày, và việc uống cũng chẳng giúp bạn thấy khá hơn, vì thế hãy kiêng bia rượu cho đến khi bạn kết thúc liệu trình điều trị.

 

4. Uống thuốc khi nào

 

Một điều cũng quan trọng là sử dụng thuốc vào thời điểm thích hợp. Nếu bạn cần dùng thuốc 2 lần mỗi ngày thì cần đảm bảo là bạn không quên mất một lần. Cũng cần kiểm tra xem thuốc nên uống trước hay sau khi ăn.

 

(Ảnh minh họa).

 

Một số thuốc kháng sinh cần uống khi đói, trong khi một số khác lại nên uống trong bữa ăn. Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ hay dược sĩ về thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất.

 

5. Tác dụng phụ

 

Bạn có thể sử dụng kháng sinh mà không bị bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, cũng có khả năng bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ nhất định, vì thế cần biết về chúng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nặng nào cho thấy bạn bị dị ứng, thì cần liên hệ ngay với bác sĩ.

 

6. Những thức ăn cần tránh

 

Một số kháng sinh sẽ không hiệu quả nếu sử dụng cùng với các vitamin và muối khoáng như can xi hay sắt. Nếu thế, hãy tránh uống chúng cùng lúc với các chế phẩm bổ sung can xi hoặc sắt, hoặc những thực phẩm chứa can xi.

 

Đọc thật kỹ thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng để xem liệu thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bạn có nằm trong số đó hay không. Quả bưởi cũng có thể là một vấn đề vì hàm lượng a xít của nó.

 

7. Thai nghén

 

Nếu bạn được kê đơn kháng sinh khi đang mang thai, hãy đảm bảo là bác sĩ đã biết về tình trạng thai nghén của bạn. Một số kháng sinh không được dùng trong khi mang thai, do đó bác sĩ cần biết để có thể kê đơn loại thuốc phù hợp cho phụ nữ có thai.

 

Bạn cần nắm được liệu trình kháng sinh của mình để thuốc phát huy hiệu quả tốt. Nếu không nhớ rõ về việc dùng thuốc, hãy đặt nhắc nhở trên điện thoại hoặc ghi lại lên giấy. Và cũng chớ đòi bác sĩ kê đơn kháng sinh khi bị cảm lạnh hoặc cúm – vì kết quả sẽ là tốn tiền vô ích.

 

(Theo SK&ĐS) 

 

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Sức khỏe và đời sống:
Một số lợi ích của việc hấp rau củ (16/1/2023)
Phát hiện cơ sở sản xuất cà muối lớn nhất TP. Vinh vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (7/1/2023)
Nâng cao toàn diện công tác chăm sóc sức khoẻ người dân (20/12/2022)
Hưng Nguyên xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 (22/11/2022)
Pfizer chuẩn bị thử nghiệm vaccine kết hợp ngừa Covid-19 và cúm (4/11/2022)
Tác hại của khói thuốc lá đối với hô hấp ở trẻ em (23/10/2022)
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư ở 10 bộ phận của cơ thể (17/10/2022)
Đậu mùa khỉ và thủy đậu, phân biệt thế nào? (6/10/2022)
6 công dụng 'thần kỳ' của vitamin C đối với sức khỏe con người (5/10/2022)
200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu (12/9/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website