| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 6,446
Tất cả: 99,780,464
 
 
Bản in
Làng nuôi quân
Tin đăng ngày: 19/8/2014 - Xem: 1825
 

 Trong khói lửa chiến tranh, người dân làng Xuân Tín, xã Nghi Đức (lúc đó thuộc huyện Nghi Lộc) đã không quản ngại gian lao, vất vả để chở che, bao bọc cho nhiều thế hệ bộ đội ăn ở, sinh hoạt trong nhà mình. Ngày nay, truyền thống “nuôi quân” tiếp tục được phát huy, ngôi làng ven Thành phố Vinh này trở thành điểm đến của những thế hệ chiến sĩ tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện thực địa kết hợp với dân vận.

 
Các chiến sỹ, học viên trò chuyện cùng người dân làng Xuân Tín.
Các chiến sỹ, học viên trò chuyện cùng người dân làng Xuân Tín.
 
Từ đường Đức – Thiết, chúng tôi rẽ về làng Xuân Tín, xã Nghi Đức, Thành phố Vinh vào một buổi trưa tháng 8. Trời nắng chang chang, những mảnh rừng bạch đàn nằm xen với các cánh đồng bạc phếch vì nắng gió. Bất chợt, từ trong các khoảng rừng bạch đàn xuất hiện từng tốp bộ đội mang theo các dụng cụ như bia mục tiêu, kính ngắm, máy thông tin đi ra, rồi bước vào nhà của một số người dân trong xóm. Hỏi ra mới biết, đây là những học viên của Khóa đào tạo Cán bộ Chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn đang học thực địa, giã ngoại kết hợp với dân vận.  Đây là khóa đào tạo thứ 3 được Trường Quân sự tỉnh tổ chức học thực địa tại xóm Xuân Tín. Học viên được biên chế thành đại đội, phân về các gia đình trong xóm cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân trong vòng 2 tháng, kết hợp với học tập nghiệp vụ ngoài thực địa.  
 
Đon đả chào đón những học viên trở về nhà sau buổi học giữa trời nắng, cụ Trần Thị Tam, 84 tuổi trìu mến hỏi thăm bằng những lời chân tình, mộc mạc: “Trời nắng như ri có mệt lắm không con?”, “rửa ráy rồi vào nhà ta ăn cơm”,…  Cụ Tam là người dân vùng 9 Nam của huyện Nam Đàn, về làm dâu làng Xuân Tín khi mới 16 tuổi, lúc Cách mạng Tháng 8 vừa thành công. Bố chồng và chồng của cụ đều theo cách mạng, hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau. Khi về làm dâu ở làng Xuân Tín, cụ Tam đã thấy trong gia đình mình có nhiều cán bộ cách mạng qua lại thường xuyên. Sau này, khi đất nước bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làng Xuân Tín là địa điểm tập kết bộ đội, nơi người dân bao bọc, che chở để các chiến sĩ huấn luyện chiến đấu trước khi ra chiến trường. “Những năm đó, cả làng đói khổ, nhưng khi nghe cán bộ thông báo về kế hoạch học tập của bộ đội, ai cũng xung phong nhường nhà của mình cho bộ đội ở. Những đêm sáng trăng, các anh bộ đội quây quần giữa bãi đất trống cùng múa hát, giao lưu văn nghệ với thanh niên trong làng. Vui lắm”, cụ Tam nhớ như in cảm xúc của những ngày còn trẻ, khi từng tốp bộ đội đến làng Xuân Tín tập luyện trước khi ra chiến trường. Là địa phương có truyền thống nuôi quân từ thời chiến tranh, nên Xuân Tín được lựa chọn là địa điểm học tập của các lớp huấn luyện. Từ đầu năm đến nay, có 3 tốp bộ đội được gia đình cụ Tam bố trí ăn ở, sinh hoạt trong nhà. Đặc biệt, nhà cụ cũng là địa điểm mà chỉ huy lớp huấn luyện mượn làm đại bản doanh, nơi bố trí bếp ăn tập thể, cũng như các sinh hoạt khác cho bộ đội. “Bộ đội thời nào cũng rất tốt, chất phác, thật thà, lo lắng luyện tập và có quan hệ rất tốt với dân. Gia đình tôi đều coi họ như con, cháu, anh, em trong nhà. Trước đây, chúng tôi đón tiếp bộ đội trong gian khó, phải dùng bếp Hoàng Cầm, đào hầm, hào công sự để giữ bí mật. Ngày nay, điều kiện kinh tế khá hơn, nhưng tinh thần và cảm xúc của người dân mỗi khi bộ đội về làng vẫn sục sôi như ngày xưa. Chỉ mong các con, các cháu huấn luyện thật tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng là những anh Bộ đội Cụ Hồ”, cụ Tam tâm sự. 
 
Ở cách nhà cụ Tam không xa, hộ ông Bạch Tiến Cừ, năm nay 78 tuổi, cũng dành toàn bộ phần tầng 2 của ngôi nhà để 12 học viên của khóa đào tạo ở. Ông Cừ cho biết, thời chiến tranh gian khổ, người dân trong làng còn bao bọc bộ đội thì không có lí do gì mà các con, cháu của cụ lại từ chối việc bộ đội về làng ăn ở, học tập. Người dân chúng tôi có thể nhà cửa chưa được khang trang, đang còn chật hẹp, nhưng luôn rộng lòng. Hiện nay, 52 học viên của Khóa đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn đang được bố trí ở xen kẽ tại các nhà dân. Hộ nào nhà chật thì bố trí khoảng 3 học viên, gia đình có điều kiện, phòng ở rộng rãi thì bố trí đến 11, 12 người. Anh Phạm Hồng Quang, xóm Xuân Tín, hiện đang có 12 chiến sĩ ở trong nhà cho biết: “Tất cả vì sự nghiệp chung, người dân chúng tôi luôn sẵn sàng”. Cách đây ít tháng, gia đình anh Quang cũng trở thành nơi ăn, ở, sinh hoạt của các học viên các khóa 2. Trước đó vài năm, các chiến sỹ khóa 1 cũng từng ở trong nhà của anh Quang, khi đó đang là căn nhà lụp xụp.
 
Anh Võ Chí Công, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã Công Thành, huyện Yên Thành tâm sự: “Khi tham gia lớp đào tạo, nhiều người đều nghĩ sẽ gặp khó khăn về chỗ ăn, ở khi đi giã ngoại, nhưng tình cảm, tấm lòng và sự chân thành của người dân xóm Xuân Tín đã khiến các chiến sỹ yên tâm học tập, huấn luyện”. “Với những gia đình bình thường, việc người lạ ở vài ngày trong nhà đã là chuyện hiếm, bởi sẽ khiến cuộc sống bị đảo lộn, thế nhưng, người dân trong xóm không ngần ngại mời cán bộ về nhà mình ở cả tháng trời. Chỉ có tình quân dân mới làm được như vậy” - anh Công tâm sự. Cùng chung tâm trạng của anh Công, Thiếu tá Lương Văn Quyết, Chính trị viên phó, Đại đội học viên, Trường Quân sự tỉnh cho rằng, hiếm có nơi nào người dân yêu quý bộ đội như ở làng Xuân Tín. Mỗi khi có lớp huấn luyện mới về, mọi người đều tạo điều kiện để bộ đội ăn, ở, sinh hoạt. Nhiều gia đình đã nhường phòng rộng rãi cho học viên ngủ, nghỉ cả tháng trời, trong khi gia đình phải ở ghép. Mùa hè nóng nực, chật chội, điện lưới ở vùng Nghi Đức lại thuộc diện cuối nguồn, phập phù, nhưng nhiều gia đình vẫn sẵn sàng nhường những chiếc quạt điện tốt nhất trong nhà cho bộ đội.
 
Thiếu tá Lê Văn Trung, Đại đội trưởng Đại đội học viên – Trường Quân sự tỉnh cho rằng, Xuân Tín là một làng khá đặc biệt, ở đây có đầy đủ các loại địa hình phù hợp cho việc huấn luyện thực địa, giã ngoại. Không những vậy, điều kiện an ninh, trật tự trong xóm rất tốt và quan trọng nhất là người dân Xuân Tín có truyền thống nuôi quân từ thời đất nước đang còn chiến tranh. Nói về phong trào nuôi quân của làng, cựu chiến binh Hoàng Đức Long, Xóm trưởng xóm Xuân Tín cho biết, làng có 94 hộ dân, chủ yếu làm nghề nông kết hợp với chăn nuôi bò thịt và buôn bán rau ở chợ. Dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tấm lòng của người dân lại luôn rộng mở. Hàng năm, làng đều trở thành địa chỉ tin cậy để tổ chức các hoạt động như diễn tập thực binh, huấn luyện giã ngoại kết hợp với học tập dân vận.
 
Chia tay làng Xuân Tín trong tiết trời nóng bức, khi các học viên của lớp huấn luyện bắt đầu một buổi diễn tập ngoài trời, chúng tôi thầm cảm ơn những người dân chất phác, nồng hậu. Chính họ đã và đang viết tiếp những trang sử đẹp về tình quân dân cá - nước. Dù trong hoàn cảnh nào, người dân Xuân Tín vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, sẵn sàng chào đón các anh bộ đội về làng học tập, huấn luyện.
 
 
 
Nguyên Khoa (Baonghean)                                    
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website