| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 1,056
Tất cả: 99,075,572
 
 
Bản in
Đón nhận Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn
Tin đăng ngày: 31/7/2014 - Xem: 1000
 

Sáng 30/7, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức Lễ đón nhận “Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO”.

 
Bà Katherine Muller Marine, Trưởng Đại diện UNESCO Việt Nam trao Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. Ảnh: TTXVN
Bà Katherine Muller Marine, Trưởng Đại diện UNESCO Việt Nam trao Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. Ảnh: TTXVN
 
Tại buổi Lễ, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đã trao bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình.
 
Châu bản triều Nguyễn được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương bởi những giá trị nổi bật về nội dung phong phú, hình thức độc đáo, tính duy nhất, không thể thay thế và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới… Đó là các tài liệu hành chính của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam từ năm 1802 đến 1945.
 
Hiện nay, Châu bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, gồm 85.000 văn bản của 11 triều vua nhà Nguyễn. Các tài liệu này hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước, được soạn thảo chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm và một số ít văn bản bằng cả chữ Hán Nôm, chữ Pháp và chữ Việt của Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Khối tài liệu được viết tay trên giấy dó bằng bút lông bởi một loại mực truyền thống mài thủ công và được soạn thảo bởi các thư lại có khả năng văn chương và chữ viết đẹp. Châu bản là những tài liệu độc bản được nhà vua phê duyệt trực tiếp lên một bản duy nhất bằng mực màu son đỏ. Sau đó Châu phê được sao lại bằng bút mực đen lên 2 bản phó để chuyển cho cơ quan thực thi và cơ quan viết sử của triều đình. Bản duy nhất có bút tích phê duyệt của Hoàng đế được lưu lại Nội các gọi là Châu bản.
 
Các hình thức ngự phê trên Châu bản rất phong phú như: Châu điểm, Châu phê, Châu khuyên, Châu mạt, Châu sổ, Châu cải… Châu điểm là một nét son vua chấm lên đầu văn bản thể hiện sự chấp thuận các vấn đề trình trong văn bản. Châu phê là một từ, một câu hoặc một đoạn văn thể hiện quan điểm và ý kiến chỉ thị của nhà vua. Châu khuyên là các vòng son khuyên lên tên người hoặc điều khoản được nhà vua chấp thuận. Châu mạt là nét son nhà vua phết lên những chỗ không được chấp thuận. Châu sổ, Châu cải là nét son nhà vua gạch sổ trực tiếp lên những chỗ sai sót trong văn bản và viết chữa lại bên cạnh. Những tài liệu này có giá trị cao phục vụ việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Việc ghi danh và Danh mục Di sản đồng nghĩa với việc Châu bản triều Nguyễn sẽ có điều kiện để phát huy tiềm năng vốn có của nó, nhất là cho công tác nghiên cứu lịch sử.
 
Đại biểu dự lễ xem trưng bày tài liệu Châu bản triều Nguyễn. Ảnh: TTXVN
Đại biểu dự lễ xem trưng bày tài liệu Châu bản triều Nguyễn. Ảnh: TTXVN
 
Thông qua Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO, các di sản tư liệu sẽ có cơ hội để phát huy giá trị và ngày càng gần hơn với công chúng và xã hội. Đặc biệt với giá trị về nội dung và giá trị pháp lý, Châu bản triều Nguyễn là những tài liệu gốc đặc biệt quan trọng trong việc xác lập chủ quyền, cương giới và lãnh thổ Việt Nam. Châu bản góp rất nhiều thông tin làm căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền và giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển Đông hiện nay. Sau khi Châu bản triều Nguyễn được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước sẽ chỉ đạo Trung tâm Lưu trữ quốc gia I xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của khối tài liệu này. Cụ thể như việc tập trung xây dựng Website song ngữ Việt - Anh về Châu bản để quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới; tăng cường việc xuất bản ấn phẩm về Châu bản, dịch Châu bản từ chữ Hán Nôm sang tiếng Việt để công chúng được tiếp cận dễ dàng hơn; tăng cường hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Châu bản tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế…
 
Ủy ban khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Ký ức thế giới thành lập năm 1998, là “Diễn đàn khu vực” về Chương trình Ký ức thế giới của Tổ chức hợp tác văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO). Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO là một trong ba chương trình di sản của UNESCO, ra đời từ năm 1992 với mục đích bảo tồn các di sản tư liệu của nhân loại cho thế hệ tương lai. Chương trình Ký ức thế giới được quản lý bởi hệ thống gồm 3 cấp: quốc tế, khu vực và quốc gia. Ủy ban tư vấn quốc tế là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm tư vấn cho UNESCO về lập kế hoạch và thực hiện Chương trình mang tính tổng thể. Hiện có khoảng 100 quốc gia có di sản tư liệu được công nhận bởi Chương trình Ký ức thế giới cấp quốc tế và khu vực. Hiện nay Việt Nam đã có 4 Di sản tư liệu được công nhận, trong đó có 2 Di sản tư liệu được ghi vào Danh mục Di sản tư liệu thế giới, đó là Mộc bản triều Nguyễn - năm 2009; 82 Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội - năm 2010. Hai Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là Mộc bản Kinh Phật Chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang - năm 2012 và Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận ngày 15/5/2014.
 
 
 
Theo Tintuc                                         
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong nước:
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Đảng, Nhà nước (17/1/2023)
"Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào" (27/12/2022)
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (27/12/2022)
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 (26/12/2022)
Chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (12/12/2022)
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12 người dân cần lưu ý (1/12/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 (22/11/2022)
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương (22/11/2022)
Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023 (11/11/2022)
4 phóng viên, cộng tác viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản (10/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website