| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,190
Tất cả: 99,760,143
 
 
Bản in
Điều hành giá xăng dầu nhìn từ góc độ thể chế
Tin đăng ngày: 19/5/2014 - Xem: 1873
 

Nghị định 84 - CP sau nhiều lần sữa chữa, cho đến nay đã hơn 16 tháng, nhưng vẫn chưa ban hành được. Nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ trong việc sửa đổi Nghị định 84-CP là do cơ chế điều hành giá còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các cơ quan chức năng.

Điều hành giá xăng dầu nhìn từ góc độ thể chế

Khi còn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường, phù hợp với Luật Giá đã ban hành, Nhà nước cần quy định giá trần (mức giá tối đa), mới đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp.


Ngày 7/5/2014, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo 189/TB-VPCP về ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận cuộc họp về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu ngày 5/5/2014.

Trong kết luận, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng: Hạ biên độ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu cho phù hợp với khả năng chấp nhận của nền kinh tế nước ta hiện nay, gồm 3 mức: 2%; trên 2% đến 7%, trên 7%).

Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu giao cho Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì điều hành giá bán lẻ xăng dầu (theo đề nghị của Bộ Tài chính). Về chu kỳ tính giá cơ sở, thực hiện theo phương án được đa số các thành viên Chính phủ đồng ý là giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày đầu của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc. Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, việc trích lập quỹ thực hiện theo nguyên tắc thường xuyên, liên tục nhằm tạo nguồn lực để bình ổn giá xăng dầu.

Cơ chế điều hành: bình cũ rượu mới?

Trước ý kiến kết luận của Phó thủ tướng trong việc hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu, hầu hết nhiều ý kiến chỉ tập trung bình luận xoay quanh việc điều chỉnh cơ quan chủ trì về điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ Bộ Tài chính sang Bộ Công Thương... Các ý kiến đều băn khoăn cho rằng Bộ Công Thương quyết giá xăng là “Vừa đá bóng vừa thổi còi”? ; Liệu có giúp cho việc điều hành được minh bạch, đúng cơ chế thị trường và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng? Lo Bộ Công Thương “nuông chiều con cưng”? Nếu thiếu giám sát, lo lạm quyền thì tính khách quan của cơ quan quản lý Nhà nước ở đâu? Ai sẽ giám sát việc điều hành của cơ quan này?

Những ý kiến bình luận chỉ tập trung về sự điều chỉnh cơ quan điều hành giá bán lẻ xăng dầu, đó chỉ là phần ngọn của thể chế quản lý giá trong nền kinh tế thị trường. Nếu xây dựng cơ chế điều hành giá xăng dầu ở nước ta hiện nay phù hợp với thể chế định giá của cơ chế thị trường, thì việc giao cho bộ, ngành nào điều hành giá xăng dầu rồi cũng sẽ đi vào cuộc sống, không gây nên sự phân tâm, bức xúc của công chúng.

Ngược lại tạo lập cơ chế điều hành giá xăng dầu không phù hợp với thể chế định giá trong nền kinh tế thị trường, thì dù có giao cho một bộ hoặc siêu bộ nào đó điều hành giá, thì kết cục cũng sẽ gây những tác động và hậu quả xấu. Vấn đề cốt lõi ở đây là phải xem xét về cơ chế điều hành về giá bán lẻ xăng dầu theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng như thế nào? Có phù hợp với thể chể định giá trong cơ chế thị trường hay không?

Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế bao gồm: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc... về kinh tế gắn với cơ chế vận hành nền kinh tế, các chế tài xử lý vi phạm của các tổ chức kinh tế. Nói một cách ngắn gọn thể chế kinh tế là luật chơi phù hợp với các quy luật của thị trường. Vấn đề quan trọng là làm sao phân biệt được thể chế tốt và thể chế xấu.

Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ cần phải cải cách thể chế kinh tế nhằm tạo ra động lực tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Đối với Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, chúng ta cần phân định rõ vai trò của 2 trụ cột: Nhà nước làm gì? Thị trường làm gì? Hai trụ cột này trở thành 2 yếu tố bổ sung cho nhau, chứ không thay thế, loại trừ nhau.

Đứng góc độ thể chế, xem xét về cơ chế điều hành giá trong cơ chế thị trường, đó là sự phân định rõ đối với loại thị trường nào thì Nhà nước định giá, còn loại thị trường nào thì giá sẽ do thị trường quyết định. Nói một cách khác là đối với loại thị trường nào Nhà nước dùng phương pháp quản lý giá trực tiếp (định giá). Đối với loại thị trường nào Nhà nước dùng phương pháp quản lý giá gián tiếp - nghĩa là thông qua các công cụ và biện pháp kinh tế, tài chính, tín dụng, thương mại... để điều tiết, bình ổn giá cả.

Trong Luật Giá của nước ta cũng như của các nước hoạt động theo mô hình kinh tế thị trường, đã chỉ rõ: trên thị trường cạnh tranh, giá do thị trường quyết định; trên thị trường độc quyền (độc quyền thuần tuý, hay độc quyền nhóm nghĩa là “có các doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường”), giá do Nhà nước định. Các hình thức định giá: mức giá cụ thể, khung giá (đối với thị trường độc quyền); mức giá tối đa - giá trần (đối với độc quyền nhóm thuộc lĩnh vực bán); mức giá tối thiểu - giá sàn (đối với độc quyền nhóm thuộc lĩnh vực mua).

Qua nhiều lần sửa đổi, cũng như ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại văn bản 7/5/2014 về cơ bản bản chất, cách điều hành giá xăng dầu so với Nghị định 84 đang hiện hành là không thay đổi, chỉ thay đổi biên độ của 3 mức; thay đổi chu kỳ, tần suất điều chỉnh giá. Nói một cách hình tượng là “bình mới, rượu cũ”.

Về định giá xăng dầu, theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng không phải giao toàn quyền cho doanh nghiệp định giá. Về cơ chế định giá vẫn theo 3 mức (nhưng biên độ có thấp hơn trước), cụ thể: doanh nghiệp xăng dầu có quyền tự định giá (tăng, giảm với biên độ 2%), còn với các biên độ cụ thể trên 2%- 7%, thì Nhà nước và cùng tham gia với doanh nghiệp.

Trên 7% thi Nhà nước toàn quyền. Cơ chế điều hành giá như vậy còn mang “lưỡng tính” hay “nửa vời”. Cơ chế định giá như vậy, là hoàn toàn chủ quan, duy ý chí, phi thị trường không phù hợp với thể chế xác định giá đối với bất kỳ một loại thị trường nào (cạnh tranh; độc quyền hay thị trường độc quyền – cạnh tranh...) trong nền kinh tế thị trường. Hiện thị trường xăng dầu ở nước ta tuy không phải là thị trường độc quyền, nhưng chưa có thị trường cạnh tranh thực sự, còn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường (thực chất là độc quyền nhóm). Sự cạnh tranh còn rất yếu, bởi hiện trên thị trường kinh doanh xăng dầu nước ta có 21 đầu mối, nhưng Petrolimex vẫn chiếm khoảng gần 50% thị phần. Giá cơ sở để tính giá bán lẻ xăng dầu, được tính từ Petrolimex.

Đối với loại thị trường này không thể để cho doanh nghiệp tự định giá. Trên thực tế cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới vừa tăng nhẹ, trong thời gian quy định các doanh nghiệp xăng dầu ngay lập tức kêu lỗ và kiến nghị tăng giá. Khi giá xăng dầu thế giới giảm liên tục và giảm sâu, các doanh nghiệp đã không giảm giá kịp thời, chỉ giảm giá trước áp lực của công luận và các cơ quan chức năng, nhưng việc giảm giá chỉ nhỏ giọt.

Về kiểm soát các doanh nghiệp độc quyền hoặc giữ vị trí thống lĩnh thị trường, Nghị quyết lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra giải pháp: “Đối với doanh nghiệpNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, cần quy định kiểm soát giá, điều tiết lợi nhuận và cần tổ chức một số doanh nghiệp nhà nước cùng cạnh tranh”. Luật Giá có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013, tại điều 19 đã thể hiện được điều đó.

Nhà nước vẫn phải can thiệp thị trường

Do vậy, chúng ta không thể giao quyền quyết định giá xăng dầu cho doanh nghiệp trong điều kiện thị trường xăng dầu còn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường. Với một thị trường như vậy, để cho doanh nghiệp tự định giá, dù biên độ có nhỏ đến đâu, lợi dụng biên độ này doanh nghiệp sẽ tăng giá .

Với biên độ cho phép doanh nghiệp xăng dầu tự tăng giá đến 2%, so với mức giá xăng hiện tại thì doanh nghiệp được phép tăng trên 400 đồng/lít - mức giá tuyệt đối mà doanh nghiệp được phép tăng không phải là nhỏ. Nếu còn tình trạng có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường, thì Nhà nước phải là người quyết giá, định giá, chỉ có Nhà nước mới đảm bảo được nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Việc Nhà nước định giá sản phẩm độc quyền, hay giữ vị trí thống lĩnh thị trường là thực hiện đúng thể chế xác định giá đối với loại thị trường này, chứ không phải là biểu hiện cơ chế hành chính mệnh lệnh. Đây là một trong những biểu hiện tập trung của vai trò điều tiết giá trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Về cơ chế điều hành giá xăng dầu để phù hợp với thể chế xác định giá đối với thị trường, khi còn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường, phù hợp với Luật Giá đã ban hành, Nhà nước cần quy định giá trần (mức giá tối đa), mới đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp.

Giá bán của các doanh nghiệp không được vượt qua, cố gắng phấn đấu giảm chi phí quản lý, kinh doanh, tiếp thị để giảm giá bán nhằm thu hút khách hàng. Mức giá tối đa này phải đảm bảo cho doanh nghiệp bù đắp được chi phí và có lãi hợp lý, phải sát với giá thị trường.

Một vấn đề cần được làm rõ, đó là khác với hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh theo tần suất 15 ngày/lần, đồng thời, sẽ được tính theo giá bình quân giá 15 ngày đầu của chu kỳ dự trữ (30 ngày).

Đây là điểm đang gây tranh cãi nhiều nhất giữa các bộ và doanh nghiệp. Với cách tính mới, thị trường xăng dầu sẽ phát sinh kịch bản, giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ tăng vào giữa lúc giá thế giới trong 10-15 ngày qua đang đi xuống, bởi vì giá 15 ngày trước đó, tức nửa đầu chu kỳ dự trữ ở mức cao.

Ngược lại, với lý do tương tự, khi giá thế giới đang tăng thì giá xăng dầu trong nước lại giảm. Do vậy, nên lấy giá 15 ngày sát ngày tính giá để phản ánh chính xác hơn xu thế biến động của thế giới. Khi đó, việc điều chỉnh giá bán lẻ sẽ kịp thời, tránh phản ứng tiêu cực từ dư luận khi giá thế giới đã giảm mạnh, giá trong nước chậm giảm.

Về quỹ bình ổn giá xăng dầu, cần được xem xét là nguồn hình thành, hình thành như thế nào? Việc sử dụng và quản lý ra sao? Nguồn hình thành nên được thực hiện khi giá cơ sở thấp hơn giá bán lẻ hiện hành (Nghị định 84 hiện đang quy định việc trích lập được thực hiện thường xuyên).

Trong khi đó, việc sử dụng được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Nếu cứ trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu ngay cả khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ khiến giá bán lẻ phải điều chỉnh tăng thì giá lúc này đã phải tăng thêm một khoản bằng khoản trích lập quỹ bình ổn và người dân không có cơ hội sử dụng xăng dầu với mức giá thấp.

Nguồn hình thành không nên chỉ từ người tiêu dùng, mà cần có sự tham giá đóng góp của cả doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, dù chỉ là với một tỷ lệ rất thấp trong lợi nhuận của doanh nghiệp.

Từ những điều phân tích trên, với những tư duy về cách thức điều hành giá xăng dầu còn lúng túng như hiện nay, nếu sửa đổi theo chủ quan, thiếu khách quan, không tuân thủ theo đúng thể chế xác định giá đối với các loại thị trường trong cơ chế thị trường, sẽ không bao giờ tháo gỡ được những tồn tại vướng mắc, chưa thể tạo được sự đồng thuận của xã hội.

 

                                                                                                              Tác giả bài viết: Ngô Trí Long
                                                                                                                     Nguồn tin: VnEconomy
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Doanh nghiệp - Doanh nhân:
159 doanh nghiệp tại thành phố Vinh nợ tiền thuế gần 500 tỷ đồng (28/8/2022)
Dự án tạm ngừng thi công vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” (23/2/2022)
TP Vinh: Chợ được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng, trừ ăn uống tại chợ (24/9/2021)
Mở lại 8 chợ trên địa bàn thành phố Vinh, hàng ăn uống chỉ được phép mang về (13/9/2021)
Người dân TP.Vinh có thể đi mua đồ thiết yếu vào các khung giờ trong ngày (8/9/2021)
Nghệ An: Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu đối với 2 doanh nghiệp (11/7/2021)
Quy định mới về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (27/6/2021)
Người dân tập kết xe tải ngoài đường tránh để chuyển hàng rời TP. Vinh (21/6/2021)
Các doanh nghiệp tại TP Vinh chủ động phòng dịch, duy trì sản xuất (21/6/2021)
Nghệ An sẽ thay thế, bổ sung nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư (29/5/2021)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website