| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 9,156
Tất cả: 99,072,486
 
 
Bản in
“Người dân có quyền được biết chuyện gì xảy ra với nền kinh tế”
Tin đăng ngày: 30/5/2013 - Xem: 4806
 

 “Những con số báo cáo về thực trạng nền kinh tế cứ như là được cài đặt vậy! Điện lực, xăng dầu lúc nào cũng bảo lỗ, ai biết thực hư thế nào? Quốc hội phải biết, người dân có quyền được biết”, đại biểu Nguyễn Văn Hiến nói.

Hôm nay 30/5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.

Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa -Vũng Tàu), Quốc hội, người dân hiện nay đang bị các con số thống kê, báo cáo làm cho nhiễu loạn. Đại biểu cho hay, mấy năm gần đây, vấn đề sinh tử của nền kinh tế là giải quyết “cục máu đông nợ xấu”, xử lý hàng tồn kho, đặc biệt là tồn kho bất động sản nhưng mức độ tin cậy của các báo cáo là rất thấp. Cuối 2012, nợ xấu của nền kinh tế được báo cáo khoảng từ 8,6% - 10%, còn tại kỳ họp này là 6% -7,8%.

Và theo đại biểu Nguyễn Văn Hiến thì “con số thực, bản chất nợ xấu có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các con số đã công bố. Cho đến giờ này, chúng ta không biết con số thực về hàng tồn kho bất động sản là bao nhiêu. Các số liệu công bố rất khác nhau: 200.000 căn hay 400.000 căn? 83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng?”

Cùng với những số liệu nhiễu loạn về nợ xấu, về nợ đọng bất động sản, đại biểu đặt câu hỏi: Nợ công là bao nhiêu? 55% GDP hay 95% GDP như một báo cáo gần đây và liệu có an toàn? Tại sao mỗi năm có hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản, số doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%, vốn đầu tư toàn xã hội càng ngày càng giảm…mà tạo việc làm mới cứ đều đặn 1,5 đến 1,6 triệu người/năm và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cứ giảm…

“Những con số cứ như là được cài đặt vậy! Điện lực, xăng dầu lúc nào cũng bảo lỗ, ai biết thực hư thế nào? Những con số thiếu độ tin cậy có thể do kỹ thuật, do phương pháp, do trách nhiệm của người cập nhật báo cáo, do thiếu minh bạch… Không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng tình hình, không nắm bắt chính xác các xu hướng và không thể đưa những quyết sách giải quyết, chủ trương giải quyết đúng được và như thế chúng ta sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Quốc hội phải biết, người dân có quyền được biết chuyện gì xảy ra đối với đất nước mình”, đại biểu Nguyễn Văn Hiến nhấn mạnh.
 
“Người dân có quyền được biết chuyện gì xảy ra với nền kinh tế”
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận những vấn đề kinh tế nổi cộm trong giờ giải lao. (Ảnh Việt Hưng)

Còn theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), thì cuối 2012 những thách thức của nền kinh tế cũng đã được mổ xẻ, nhưng sau nửa năm phấn đấu, đến nay bức tranh kinh tế lại ảm đạm hơn, mục tiêu tăng trưởng 5,5% được đánh giá là báo động. Do đó, theo đánh giá của vị đại biểu này: “Chỉ số giá tiêu dùng giảm do không còn tiền để tăng, chứ không phải kiềm chế giỏi”.

Cũng theo đại biểu Đồng, các báo cáo hiện nay đang “thiếu lời giải thích cho các lo ngại về sự sụt giảm niềm tin của thị trường và người dân, bởi niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể vực dậy nền kinh tế đang lâm trọng bệnh như hiện nay. Điều quan trọng hiện nay không phải là cố gắng tăng trưởng cao mà phải chú ý mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện tái cơ cấu và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực xã hội vào các mục tiêu phát triển”.

Trong bối cảnh lạm phát đang suy giảm, đại biểu này lưu ý Chính phủ và các Bộ, ngành cần có giải pháp phòng ngừa lạm phát tăng trở lại khi các chính sách đang hướng vào mục tiêu kích cầu tiêu dùng, gói 30.000 tỷ đồng cũng đang được các ngân hàng triển khai để vực dậy thị trường bất động sản.

Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, thực trạng nói chung của nền kinh tế đang rất khó khăn, trong khi đó, tái cơ cấu lại triển khai chậm, chưa tạo thành hệ thống và chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn có trong xã hội. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm cá nhân của những bộ ngành liên quan và phải kiên quyết loại bỏ “lợi ích nhóm” ra khỏi các ngành nghề của nền kinh tế.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) lại đem đến phiên thảo luận một kiến nghị “Chính phủ phải làm sao để 2-3 năm nữa kinh tế trở lại thời kỳ hoàng kim. Chúng ta nói nhiều tới hy sinh tăng trưởng để ổn định lạm phát, mà phải thấy rằng nếu không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7-8% thì không thể thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa”.

Do đó, theo đại biểu Lịch, cử tri đang mong đợi kỳ họp này Chính phủ sẽ đưa ra được biện pháp cụ thể để chống sự suy giảm của nền kinh tế. Để đóng góp cho mục tiêu chung, đại biểu Lịch đề xuất các nhóm giải pháp như: Xây dựng mục tiêu trung hạn nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế, mà chính sách chủ đạo là “chính sách lạm phát mục tiêu, chuyển từ chống lạm phát bị động sang chủ động”; tạo dư địa để phối hợp đồng bộ các chính sách tiền tệ - tài khóa nâng trần bội chi ngân sách.

Trước đó, theo báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kinh tế- xã hội, các đại biểu cho rằng: Năm 2012, nền kinh tế cơ bản đã khắc phục được một số khó khăn, đạt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, Chính phủ đã điều hành quyết liệt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất ngân hàng giảm, tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP giữ được 4,8%, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo ý kiến đại biểu Quốc hội, việc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa làm được nhiều, tăng trưởng vẫn lệ thuộc vào vốn và cần đổi mới tư duy, không nên xem tăng trưởng GDP là thành tích.

Về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2013, có nhiều ý kiến đánh giá tình hình năm 2013 không lạc quan như báo cáo của Chính phủ, vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khó khăn: nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng đạt thấp, thu ngân sách thấp, cơ cấu nguồn thu vẫn chủ yếu từ dầu thô, thu nội địa, xuất nhập khẩu vẫn không đạt dự toán. Lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp chưa tìm thấy cơ hội của mình. Nhà nước còn lúng túng trong điều hành, tìm hướng đi…

 

Nguyễn Hiền (Dân trí)                   

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong nước:
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Đảng, Nhà nước (17/1/2023)
"Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào" (27/12/2022)
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (27/12/2022)
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 (26/12/2022)
Chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (12/12/2022)
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12 người dân cần lưu ý (1/12/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 (22/11/2022)
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương (22/11/2022)
Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023 (11/11/2022)
4 phóng viên, cộng tác viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản (10/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website