| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 8,383
Tất cả: 99,761,336
 
 
Bản in
Thành phố Vinh – trên tầm cao mới
Tin đăng ngày: 7/5/2008 - Xem: 7445
 

(PT-TH_ Vinh) Trong cuộc hành trình không mệt mỏi hướng về tương lai, lớp lớp thế hệ người dân Xứ Nghệ đã dệt nên biết bao nhiêu kỳ tích qua mỗi chặng đường phát triển. Mỗi một mốc son lịch sử, mỗi một tên đất, tên làng, tên phố đều để lại dấu ấn và in đậm nét về sự khát khao vươn dậy của con người trên mảnh đất miền Trung giàu bản sắc. Đó cũng chính là cốt cách của người dân Thành phố Vinh trên vùng đất sử Phượng Hoàng. Kế thừa những tinh hoa, bản sắc lịch sử, văn hóa của quê hương Xô - Viết, Thành phố Vinh đang vững vàng vươn mình đứng dậy nắm bắt những vận hội mới trong tiến trình hội nhập và phát triển như dòng sông Lam hướng về biển cả.

 Khái quát về lịch sử

 Cách đây vừa tròn 220 năm, trong bước chân thần tốc hướng về kinh đô Thăng Long đại phá 20 vạn quân Thanh, khi dừng chân trên vùng đất Yên Trường, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã thốt lên rằng: Nơi đây "hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới, thật là là chỗ đẹp để đóng đô vậy". Xét thấy đây là một vị trí hội đủ nhiều điều kiện thuận lợi để có thể cai quản đất nước, khống chế trong Nam ngoài Bắc và chống giặc ngoại xâm, ngày 01/10/1788 Hoàng đế Quang Trung đãquyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - Thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Ngay từ buổi đầu lập nghiệp bá, người Anh hùng áo vải cờ đào đã nhìn thấy những ưu việt hiếm có của vùng địa linh nhân kiệt với sự hiển linh của hình sông thế núi và sức mạnh lòng dân của con người xứ Nghệ. Và bằng việc xây dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt.


Đền thờ Vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng thành cổ vinh đã là một minh chứng hùng hồn cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này. Một số công trình chiến lược cũng từ đó được ra đời. Thị xã Vinh chính thức được thành lập và có tên trên bản đồ VN vào ngày 12/7/1899 bằng đạo dụ của vua Thành Thái và với sự chuẩn y của toàn quyền Đông Dương. Tiếp sau đó, ngày 11/3/1914 vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập thị xã Bến Thuỷ; ngày 28/02/1917 vua Khải Đinh ra đạo dụ thành lập thị xã Trường Thi.

Ngày 10/12/1927, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định sát nhập 3 đơn vị hành chính: thị xãVinh, thị xãBến Thuỷ và thị xãTrường Thi, thành đơn vị hành chính mới, đặt tên là thành phố Vinh - Bến Thuỷ, có diện tích khoảng 10km2, đơn vị hành chính được lập ra 10 phố, từ phố Đệ Nhất, phố Đệ Nhị đến phố Đệ Thập.


Quảng trường Hồ Chí Minh

Thực tế cho thấy Vinh thực sự hình thành với ý nghĩa là một đô thị trong quá trình thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam. Với chính sách khai thác thuộc địa, người Pháp coi Vinh là một trong những trung tâm nhiều mặt ở nước ta, bắt đầu hình thành các cơ sở công nghiệp thương mại, dịch vụ  mà trước hết phục vụ nhu cầu của người Pháp. Từ những năm đầu của thế kỷ XX, người Pháp bắt đầu cho xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông từ đường sắt, đường bộ và đường sông, tạo cho Vinh có vị trí quan trọng về đầu mối giao thông ở khu vực và quốc gia. Thời điểm bấy giờ sản lượng điện sản xuất ở Vinh tương đương sản lượng điện của Đà Nẵng. Đây là một trong những nhân tố tạo điều kiện để hình thành các cơ sở công nghiệp, dịch vụ như: sửa chữa đầu máy xe lửa, dịch vụ vận tải, nhà máy sản xuất diêm, chế biến gỗ...

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đãra sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, theo đó Vinh - Bến Thuỷ (cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn -  Chợ Lớn) “được đặt làm thành phố”.


Thành phố Vinh hiện đại

Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà số 11 ngày 24/01/1946, Vinh - Bến Thuỷ (cùng với các thành phố: Nam Định, Huế và Đà Nẵng) được “tạm coi như là thị xã”. Đơn vị hành chính thay đổi, từ 10 phố sáp nhập lại thành 5 khu phố: từ Khu Phố I, Khu Phố II  đến Khu Phố V, địa giới hành chính hầu như không thay đổi.

  Năm 1954, thị xã Vinh - Bến Thuỷ được tổ chức lại địa giới hành chính theo 3 khu vực: Khu vực I, Khu Vục II và Khu vực III, với các đơn vị trực thuộc gồm các chòm, dân số thị xãkhoảng 9.500 người.
Năm 1955, thị xãVinh - Bến Thuỷ được mở rộng thêm 3 xãcủa huyện Hưng Nguyên, đưa tổng diện tích thị xãlên 26 km2. Đơn vị hành chính được lập lại gồm 5 tiểu khu và 5 xã ngoại thị.

  Ngày 10/10/1963 là thời điểm đánh dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Vinh ngày nay. Đó là ngày Thành phố Vinh chính thức được thành lập theo Nghị định số 148/NĐ-CP của Chính phủ. Vinh trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Nghệ An. Ngày 20/12/1970, theo Quyết định số 80/CP, Vinh được mở rộng thêm 5 xãcủa huyện Hưng Nguyên và 1 xã của huyện Nghi Lộc. Diện tích thành phố là 64 km2.

Lịch sử hình thành và phát triển của Vinh cũng đồng hành với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Với  vị trí là trung tâm công nghiệp – thương mại của Việt Nam, trong những năm đầu thế kỷ XX phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Vinh phát triển mạnh, đặc biệt lực lượng công nhân ngày càng có tinh thần giác ngộ và ý thức cách mạng cao. Và đó là một trong những yếu tố hình thành nên các phong trào yêu nước mà đỉnh cao là Cao trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Cao trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh 1930 -1931 đã chứng minh cho truyền thống quật cường bất khuất của người dân thành phố đỏ. Truyền thống đó càng thể hiện rõ nét trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trong thế kỷ XX. Hàng ngàn người con thành phố đã ngãxuống để những người khác tiếp tục vùng lên. Từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến chống đế quốc Mỹ, Vinh là địa bàn chiến lược. Người dân thành phố đã phải gạt nước mắt để tiêu thổ kháng chiến, phải phá huỷ không biết bao nhiêu công trình được xây dựng bằng máu và mồ hôi để đánh giặc. Và rồi những gì còn lại cũng bị đạn bom đế quốc tàn phá, giết chóc. Kết thúc chiến tranh toàn thành phố không còn một ngôi nhà nguyên vẹn. Các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, các khu dân cư, hệ thông giao thông, các trường học, bệnh viện và cở sở văn hoá đều chung cảnh hoang tàn. Bước ra khỏi cuộc kháng chiến từ đổ nát, người dân thành phố Vinh bằng sức mạnh chiến thắng, tình yêu quê hương và quyết tâm cao độ Đảng bộ và nhân dân  thành phố, Đảng bộ nhân dân tỉnh Nghệ An, bên cạnh là sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt là sự giúp đỡ chí tình của nước bạn Cộng hoà dân chủ Đức Thành phố bước vào một cuộc cách mạng mới.

Cuộc cách mạng kiến thiết xây dựng lại quê hương. Ngày 01/5/1974 đồng chí Đỗ Mười - lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng Chính phủ đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng lại Thành phố quê hương Bác Hồ. Những công trình đầu tiên đãđược hình thành trong sự mong chờ của nhân dân địa phương và đồng bào cả nước. Những công trình đãđưa Vinh phát triển theo hướng bài bản, tiếp cận một đô thị hiện đại từ khâu quy hoạch, tổ chức hệ thống các khu chức năng trung tâm và các vùng phụ cận.

Vị trí địa lý – Diện tích tự nhiên - Tổ chức hành chính

ở Việt Nam hiếm có đô thị nào được như thành phố  Vinh. Thành phố Vinh của hai bên bờ sông Lam đẹp như một giải lụa, giàu nước, phù sa và huyền tích. Phía đông  là khu rừng ngập mặn thâm nghiêm, là Cửa Lò, Cửa Hội giàu thuỷ hải sản và hấp dẫn, nổi tiếng trên cả nước về du lịch biển. Phía Tây là núi Đại Huệ, Kim Liên – Nam Đàn, quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, là nơi giàu bản sắc văn hoá truyền thống của người dân xứ Nghệ…Phía nam là Hồng Lĩnh quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du; là sông Lam, núi Dũng Quyết biểu tượng cho khí phách của người dân đất Phượng Hoàng – Trung Đô. Phía bắc là huyện Nghi Lộc nơi có tiềm năng đất đai đang được định hướng sáp nhập dần và trở thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, cao sản cho thành phố, tại đây còn có khu kinh tế đông – nam, hành lang phát triển kinh tế thành phố.

Nằm ở giữa 2 khu kinh tế: Nam Thanh - Bắc Nghệ và Thạch Khê -Vũng áng. Thành phố Vinh còn có các lợi thế về giao lưu hợp tác phát triển kinh tế văn hoá với nước bạn Lào qua các  cửa khẩu Quốc tế: Thanh Thuỷ, Cầu Treo. Mặt khác Vinh có hệ thống giao thông huyết mạch bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không nối liền Bắc – Nam và khu vực. Điều này vừa có tiềm năng để phát triển kinh tế – xãhội nói chung vừa có ý nghĩa tạo thuận lợi đối với việc điều phối các tour du lịch trong khu vực như Khu du lịch bài tắm Cửa Lò - Đảo Mắt, Khu du lịch bài tắm Xuân Thành, Vườn Quốc gia Pù Mát, Nước khoáng Sơn Kim, các tuyến du lịch Đông Bắc Thái Lan, Hải Nam -Trung Quốc.

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Nghệ An địa giới hành chính của thành phố Vinh đã nhiều lần được điều chỉnh. Chính thức thành lập từ năm 1963, 30 năm sau vào ngày 13/8/1993 thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại II. Tại thời điểm đó đơn vị địa giới hành chính Vinh được tổ chức thành 12 phường và 5 xã. Theo thời gian địa giới hành chính thành phố cũng biến đổi để phù hợp với qui mô của đô thị. Năm 1994, các đơn vị hành chính được điều chỉnh thành 13 phường và 5 xã, năm 2005 điều chỉnh thành 15 phường và 5 xã, sang đầu năm 2008 Vinh được mở rộng thêm 4 xãcủa huyện Nghi Lộc và xãHưng Chính, một phần xãHưng Thịnh của huyện Hưng Nguyên, đưa tổng diện tích tự nhiên lên đến 104,94 km2, đơn vị hành chính gồm 16 phường và 9 xã. Quá trình mở rộng thành phố diễn ra nhanh chóng, riêng năm 2008 diện tích thành phố đãtăng 55% so với trước, đpá ứng yêu cầu “Trung tâm đô thị hoá Vùng Bắc Trung Bộ” theo Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg về Định hướng Quy hoạch tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020 đãđặt ra cho đô thị Vinh. Vì vậy có thể nói yêu cầu trở thành đô thị loại I trong thời điểm hiện nay là bước đi tất yếu, một mặt vừa đáp ứng phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố, mặt khác đây là bước đi tạo tiền đề để Đảng bộ và nhân dân thành phố Vinh thực hiện thành công mục tiêu của tương lai là: xây dựng Vinh trở thành đô thị trung tâm kinh tế - văn hoá vùng Bắc Trung bộ theo Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Tính chất – chức năng đô thị

Ngay từ đầu thế kỷ XX, Vinh đãlà trung tâm công nghiệp – thương mại của cả nước. Thực tế khách quan mà đánh giá, khi thực hiện các chính sách thuộc địa ở VN thực dân Pháp đã sớm nhận thấy tiềm năng, vị thế của vùng đất Yên Trường.  Vì vậy cùng với nhiều trung tâm công nghiệp  - thương mại lúc bấy giờ như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn, Vinh trở thành khu vực trọng yếu cho các chính sách và hoạt động khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Không những thế, Vinh cũng từng được xem là trung tâm sản xuất công nghiệp cuả khu vực Đông Dương vì thế có tác động rất lớn đến các hoạt động chính trị, kinh tế, xãhội trong vùng miền trung và trên cả nước. Nếu không bị tàn phá bởi 2 lần chiến tranh thì diện mạo và vị thế của Vinh hôm nay sẽ phát trển cao hơn nhiều lần so với thực tế. Sau hơn 20 năm đổi mới với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Vinh đang không ngừng lớn mạnh. Vinh đãhội tụ đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại 1 và đang từng bước hướng tới mục tiêu là Trung tâm kinh tế – văn hoá vùng Bắc Trung bộ. Là trung tâm kinh tế – văn hoá vùng nên  Vinh vừa có chức năng đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của Tỉnh và vùng, vừa có tiềm năng, lợi thế để khai thác và phát triển kinh tế -văn hoá - xã hội thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, thương mại với các tỉnh, thành phố trong vùng, trên cả nước và mở rộng mối quan hệ giao thương hợp tác quốc tế. Chính vì thế bên cạnh chức năng là đầu mối giao thông quốc gia về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không Vinh còn là trung tâm của nhiều chuyên ngành vùng Bắc trung bộ. Đó là trung tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học công nghệ, văn hoá thể thao và y tế vùng.. Trên địa bàn có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng và 6 Trường trung cấp cùng nhiều trung tâm đào tạo nghề. Về quốc phòng -an ninh có: Bộ tư lệnh Quân khu IV đóng tại thành phố Vinh. Trung tâm lĩnh vực về y tế có Bệnh viện Quân khu IV, bệnh viện Giao thông IV, Bệnh viện vùng với qui mô 700 giường đang được xây dựng. Vinh còn là trung tâm báo chí, trung tâm tín dụng, tài chính, ngân hàng và thanh toán quốc tế. Ngoài ra một số tổ chức, đơn vị chức năng nghiên cứu mang tính chất vùng đang hoạt động trên địa bàn như: Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Phân viện nghiên cứu nuôi trông thuỷ sản Bắc Trung Bộ, Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ,... đãtạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển các trung tâm trên các lĩnh vực kinh tế -văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ.

 Kinh tế - xã hội

Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với các thành phố lớn trên cả nước, Thành phố Vinh đãtiến những bước dài trong sự phát triển, kinh tế - xãhội đạt được những thành tích đáng kể: Trong nền kinh tế tỉnh Nghệ An, kinh tế thành phố Vinh đóng góp tỷ trọng đáng kể, năm 2007: GDP chiếm 22%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 27,4%, du lịch – dịch vụ chiếm 36,3%, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 900,0 tỷ đồng, chiếm 44,7%, vốn đầu tư phát triển toàn xãhội 3.700 tỷ đồng, chiếm 27%. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ  6,94 triệu đồng năm 2000 lên14,4 triệu đồng năm 2005, cao gấp 2,7 lần so với khu vực Bắc miền Trung. Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực, đúng định hướng. So với cơ cấu kinh tế của tỉnh và của khu vực Bắc trung bộ cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh luôn đạt chỉ số cao vượt trội, nhất là ở 2 ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2003 – 2007 đạt bình quân là 13,8 %.

Phát huy lợi thế là một đô thị có nền công nghiệp phát triển sớm, hiện nay Vinh tiếp tục có các chính sách chú trọng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp  - tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ đầu tư tăng bình quân hàng năm 28,6%. Nhịp độ tăng trưởng bình quân ngành vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2001-2006 đạt 17%. Vinh hiện có 5 khu và 6 cụm công nghiệp, trong đó 1 khu công nghiệp lớn là Bắc Vinh với diện tích 60,16 ha. Nổi lên trong thời gian qua ở thành phố Vinh là nhiều khu công nghiệp đã đi vào sản xuất, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Một số sản phẩm mới bước đầu tạo lập được thương hiệu và xuất khẩu. Trên địa bàn đã có gần 30 nhà đầu tư  trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng ở các lĩnh vực kinh doanh đô thị, sản xuất công nghiệp và phát triển các dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo. Số lượng doanh nghiệp, các hợp tác xãphi nông nghiệp ngày càng phát triển, chỉ riêng năm 2007 đãcó 423 doanh nghiệp mới được thành lập đưa tổng số doanh nghiệp lên trên 3000 đơn vị. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng năm 2007 đạt 1.935,4 tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm 2006
 
Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu lao động. Công tác du nhập, đào tạo nghề cho người lao động được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 2 làng nghề chiếu cói ở Hưng Hoà được công nhận; các nghề khác như thêu ren, mây tre đan xuất khẩu, mộc mỹ nghệ tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình trong cơ cấu kinh tế.

Nếu như ngành xây dựng – công nghiệp đang từng bước phát triển mạnh thì lĩnh vực thương mại - dịch vụ từ lâu đã tỏ rõ ưu thế trong cơ cấu kinh tế của thành phố.  Hoạt động thương mại diễn ra nhộn nhịp, đa dạng chất lượng ngày càng cao. Giá trị sản xuất đạt trên 2960 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 là 10,5% cao hơn các tỉnh khác trong khu vực Bắc Trung bộ. Riêng năm 2007 thương mại dịch vụ tăng 15.5%. Cùng với hệ thống gần 15 siêu thị hoạt động trên địa bàn, mạng lưới chợ tiếp tục được đầu tư có hiệu quả. Dự án chợ Vinh đang dần hoàn thành với mức tổng đầu tư 163 tỷ đồng, đáp ứng chức năng là chợ đầu mối của tỉnh, của khu vực miền Trung và trên cả nước. Bên cạnh đó Thành phố Vinh cũng đẩy mạnh các hoạt động quy hoạch hệ thống các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn, đồng thời triển khai Đề án quy hoạch xây dựng các phố chuyên doanh, dần dần dẹp bỏ các chợ tạm tự phát không theo quy hoạch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hộ, các cơ sở kinh doanh hoạt động. Thời gian qua, số hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh, năm 2007 Vinh đã cấp phép mới cho 1.090 hộ kinh doanh, đưa tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn lên 10.450 hộ. 

Lợi thế, tiềm năng sẵn có ở Vinh chính là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển ngành công nghiệp không khói, tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính vì vậy mà hạ tâng kỹ thuật ngành du lịch đãđược chú trọng đầu tư, xây dựng. Vinh đãcó 4 khu du lịch và công viên đãđược quy hoạch và đang triển khai  xây dựng, bao gồm: khu du lịch núi Quyết - Bến Thuỷ, quy mô 156 ha, khu vui chơi giải trí du lịch hồ Cửa Nam với quy mô 4 ha đang được huy động đầu tư; Công viên trung tâm có quy mô 42 ha gắn với Quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh thu hút được nhiều khách du lịch tham quan; Công viên Thành Cổ gắn với bảo tồn di tích Thành cổ Vinh đang điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế. Các di tích lịch sử, văn hoá khác cũng được quan tâm đầu tư bảo tồn và khôi phục. Đặc biệt với tiềm năng sẵn có Vinh chú trọng vào khai thác du lịch lịch sử văn hoá - sinh thái. Đó là tổ chức các hoạt động du lịch trong không gian văn hoá chung, nối Vinh với Khu di tích Kim Liên - Nam Đàn quê Bác, Mộ đại thi hào Nguyễn Du - Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh; hay Vinh với Cửa Hội, Cửa Lò, Vườn Quốc gia Phù Mát, cùng nhiều danh lam thắng cảnh ở miền Tây Nghệ An và nước bạn Lào. Nhờ vậy tổng lượng khách du lịch tăng nhanh, năm 2003 là 419.200 lượt khách, năm 2007 là 911.000 lượt khách (khách quốc tế là 46.300), tăng bình quân hàng năm 21%.  Đến nay trên địa bàn Thành phố Vinh có 80 khách sạn với gần 2100 phòng, trong đó có 4 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao.

Sự phát triển vững vàng của kinh tế – xãhội thành phố cũng có sự đóng góp hiệu quả của các ngành vận tải, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và ngành sản xuất nông – ngư nghiệp. Trong đó riêng sản xuất nông ngư  nghiệp cơ cấu đãcó sự chuyển dịch đúng hướng. Hoạt động chuyển đổi cây trồng vật nuôi đãdần chuyển sang hướng hàng hoá. Trên Thành phố đãhình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh và các vùng nuôi trồng chế biến thuỷ sản.  Nhờ vậy hiệu quả, năng suất và giá trị trên đơn vị diện tích đạt khá. Tôm đạt từ 150 đến 170 triệu đồng/ha; cá đạt từ 35 - đến 50 triệu đồng/ha; chuyên rau đạt từ 120 triệu đến 130 triệu đồng/ha.

Một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của kinh tế -xãhội Thành phố Vinh trong những năm qua là đãchủ động hội nhập thu hút đầu tư. Với các cơ chế, chính sách thông thoáng của chính quyền địa phương ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư và đạt được hiệu quả cao tại Vinh. Nhiều dự án đãđược triển khai như: Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước thành phố -giai đoạn 2 của Cộng hoà liên bang Đức 9,0 triệu EURO (vốn đối ứng 4,6 triệu EURO của ngân sách Nhà nước), Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn với tổng mức đầu tư 3,5 triệu EURO và 2,5 triệu USD (vốn Đan Mạch viện trợ, vay tín dụng quốc tế và vốn đối ứng) đãkhởi công cuối năm 2006. Nhiều dự án ngoài tỉnh đầu tư trên địa bàn thành phố như: dự án Công viên trung tâm, Khu đô thị tây Xô viết Nghệ Tĩnh, Đường tránh Vinh, khu đô thị Vinh Tân, khu chung cư Đội Cung, Cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp Đường Quang Trung ... Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân khác cũng được phát huy như: Bệnh viện 115, Đa khoa Cửa Đông, Đa khoa chất lượng cao Cửa Đông, Bệnh viện Thái An... Các dự án này ngoài mục đích thu hút đầu tư, tăng ngân sách, giải quyết việc làm còn có ý nghĩa lớn về mặt phúc lợi xãhội
 
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xãhội đãđược xây dựng và cải thiện rõ rệt. Các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia, đường vành đai đãđược đầu tư, nâng cấp, điều chỉnh.. Với tổng chiều dài 524 km, các tuyến giao thông đô thị cũng được quy hoạch, đầu tư thích đáng. Các đường khối phố, ngõ  hẻm khu dân cư cũng được chú trọng đầu tư bằng phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Bên cạnh đó với việc đầu tư có trọng điểm những công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: cấp, thoát nước, bưu chính - viễn thông, công viên cây xanh, vệ sinh môi trường, đã đảm bảo tốt các nhu cầu thiết yếu cho người dân

Người Xứ Nghệ nói chung và người Vinh nói riêng vốn có truyền thống hiếu học, nổi tiếng qua các kỳ khoa bảng, đỗ đạt. Truyền thống tốt đẹp đó đang được các thế hệ trẻ trên thành phố Đỏ tiếp nối. Đây cũng chính là một trong yếu tố quan trọng để thành phố Vinh được đầu tư xây dựng mạng lưới giáo dục  - đào tạo với chức năng là trung tâm vùng. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 2 trường Đại học đa ngành: Đại học Vinh và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh với quy mô đào tạo trên 20.000 sinh viên/năm, 6 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp dạy nghề có thể đào tạo trên 37.000 học sinh, sinh viên/năm. Ngoài ra còn có 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 2 Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và một số cơ sở đào tạo nghề khác như: ngoại ngữ, tin học, học tập cộng đồng, hàng năm thu hút trên 40.000 lượt học viên. Số lao động đã qua đào tạo thành phố đạt 42%, đáp ứng cơ bản nhu cầu lao động cho tỉnh và một phần cho khu vực.
 
Các bậc học phổ thông, mầm non đãđược chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy. Nếu tính cho cả khu vực mở rộng, hiện có 12 trường trung học phổ thông (trong đó 6 trường công lập, 6 trường dân lập) với 13.600 học sinh, 25 trường trung học cơ sở với 19.200 học sinh, 29 trường tiểu học với 16.900 học sinh. Hệ thống trường mầm non với các loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục gồm 34 trường, trong đó: 2 trường công lập, 32 trường ngoài công lập, thu hút 1.900 cháu nhà trẻ và 7.800 cháu mẫu giáo. Trong nhiều năm, Vinh luôn dần đầu tỉnh về số học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, hiện có 29 trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục.

Sắp tới trên địa bàn thành phố Vinh sẽ có thêm các trường Đại học vùng như : Đại học VTC, Phân hiệu Đại học Xây dựng, Phân hiệu Đại học Kỹ thuật thành phố  HCM, Phân viện Đại học Y tế …

Hệ thống y tế thành phố đa dạng, bao gồm các cơ sở y tế nhà nước, các bệnh viện và phòng khám tư nhân hình thành ngày càng nhiều tạo thành mạng lưới rộng khắp. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 bệnh viện cấp vùng: Quân y IV và Bệnh viện giao thông IV với 300 giường bệnh, tuyến tỉnh có 4 bệnh viện với tổng số 1360 giường và 7 trung tâm chuyên khoa, tuyến thành phố có 2 cơ sở với 200 giường, các trạm y tế cấp phường xãđãcó 18 cơ sở. Các cơ sở y tế ngoài công lập đãcó 3 bệnh viện và 1 trung tâm với trên 200 giường bệnh. Thành phố đang mở rộng các cơ sở y tế về cả chiều rộng và chiều sâu nhằm đưa lĩnh vực y tế trở thành trung tâm cấp vùng.

Lĩnh vực thể dục thể thao thành phố Vinh hoạt động có hiệu quả và quy mô ngày càng mở rộng. Hiện có Sân vận động ngành quản lý có sức chứa 25.000 người,  Sân vận động Quân khu IV có sức chứa dưới 1.000 chỗ, nhà thi đấu đa chức năng 2.000 chỗ, 2 sân tập đá bóng, 1 bể bơi 8 làn 50m, 1 nhà tập luyện 720 m2, 1 sân bóng chuyền, 1 nhà thi đấu đa chức năng, hầu hết các phường xã đã có sân vận động. Khu liên hợp thể thao của thành phố đãđược xây dựng. Chính sách lâu dài của thành phố là tiếp tục thực hiện xã hội hoá TDTT đồng thời chú trọng vào các bộ môn thể thao thành tích cao, đóng góp thành tích cho thể dục- thể thao nước nhà

Hướng tới trở thành Trung tâm kinh tế - văn hóa Bắc miền Trung

Theo công trình nghiên cứu những Trung tâm an cư lạc nghiệp do trường Đại học Lưu Voan (Bỉ) thực hiện đãkết luận “thành phố Vinh của Việt Nam là một trong 4 thành phố có triển vọng phát triển nhanh tại các nước đang phát triển”.  Và thực tế, trở thành một đô thị văn minh hiện đại là ước mong từ bao đời nay của người dân Thành phố Vinh. Để thực hiện ước mong đó Đảng bộ và nhân dân Thành phố đãđồng thuận một lòng biến niềm tin thành hiện thực. Với những gì đang có Thành phố Vinh đang đi những bước dài hơn, xa hơn và vững chắc hơn. Theo định hướng phát triển trong tương lai Thành phố Vinh không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Nghệ An mà còn là trung tâm kinh tế – văn hoá khu vực Bắc miền Trung. Theo đó Vinh là đầu mối giao thông, cửa ngõ giao thương của khu vực, trong nước và quốc tế. Vững vàng với các chức năng trung tâm về kinh tế, giáo dục và đào tạo khoa công nghệ, văn hoá, y tế, thể thao.

Thành phố Đỏ Anh Hùng đã đi vào sử sách của nước Việt. Vinh – Thành phố Bình Minh, phía trước là cả một bầu trời rộng mở. Với sức trẻ – Vinh đang bước vào thời kỳ mới “phát triển và hội nhập” Thành phố Vinh sẽ trở thành Trung tâm kinh tế – văn hoá Vùng Bắc Trung Bộ vào năm 2020. Thành Vinh đang cất cánh đi lên cùng đất nước với những vận hội và thời cơ mới. Thành Vinh- điểm đến đầy hấp dẫn đối với nhân dân cả nước và nối vòng tay lớn – chào đón bạn bè Quốc tế gần xa.

Định hướng phát triển không gian đô thị Vinh theo hướng Đông Bắc và phát một phần về hướng tây,hướng nam đến đường quốc lộ 1A tránh Vinh. Tổ chức không gian đô thị Vinh được chia thành 3 không gian phát triển hài hòa bao gồm: Không gian đô thị phát triển trên cơ sở nội thành phố Vinh và các đô thị trong vùng; không gian công nghiệp phát triển vùng phía bắc trên cơ sở khu công nghiệp Nam Cấm. Không gian nông nghiệp và dân cư  nông thôn là vùng giữa các điểm dân cư  nông thôn là vùng giữa các đô thị và khu công nghiệp, vùng này chỉ sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng các điểm dân cư  nông thôn tạo sự cân bằng sinh thái tổng thể đô thị. Tổ chức một trục phố trung tâm nối Vinh với Cửa Lò. Khai thác dọc sông Lam như một trục không gian cảnh quan đô thị. Xây dựng 3 khu sinh thái, du lịch lớn là Bắc Cấm và thị xã Cửa Lò (du lịch biển); khu Đại Huệ (Du lịch sinh thái); Sông Lam - Hồng Lĩnh (giải trí, nghỉ dưỡng)
       
Địa giới hành chính và diện tích đất đai của Thành phố đến năm 2010 là khoảng 110 km2, Qui mô dân số Thành phố đến năm 2010 là 380.000 người và đến 2025 là 800.000 – 1000.000 người. Cơ sở hạ tầng và các khu dân cư nội thành tiếp tục được qui hoạch, cải tạo đồng bộ đảm bảo các yêu cầu về một đô thị hiện đại, văn minh, phát triển môi trường xanh sạch, đẹp và bền vững. Hệ thống giao thông, cảng biển, cảng hàng không được nâng cấp đáp ứng các yêu cầu về vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nước và quốc tế. Từng bước xây dựng, hoàn thiện các trục giao thông quan trọng trong khu vực nội thị Vinh đồng thời nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật như : điện, bưu chính, viễn thông, các công trình cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường tương xứng với vị trí trung tâm vùng.

  • Lê Chung - Đào Tuấn
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website