Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định Dự ánĐầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Dự án do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Chủ quản lý sử dụng và Chủ đầu tư dự án thành phần (phần nội dung và hình thức trưng bày); Công ty Nikken Sekkei Ltd - Nhật Bản là tư vấn chính, Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP), Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC), Công ty Thăng Long chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là các tư vấn phụ Việt Nam.
Phối cảnh Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Nguồn: bvhttdl.gov.vn)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại ô đất số 07 khu đô thị mới Tây HồTây, huyện Từ Liêm, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng là 10 ha.
Công trình nàyđược đầu tư để trở thành một bảo tàng hiện đại, có khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; vận hành, quản lý khai thác sử dụng và đào tạo; phục vụ nhu cầu thăm quan, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước…
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh, tổng mức đầu tư (chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày) của công trình văn hóa cấp đặc biệt này là 11.277 tỷ đồng, từ vốn ngân sách nhà nước.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Nội sau khi hoàn thành thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư sẽ bàn giao 10 ha diện tích đất cho dự án. Theo lộtrình, thời gian thực hiện dự án sẽ bắt đầu từ tháng 11/2012 đến 5/2016; nghiệm thu và bàn giao cho chủ quán lý sử dụng công trình từ tháng 7/2016.
Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia gồm 4 thành phần. Tòa nhà chính, xây dựng trên khu đất khoảng 20.483,63 m2 với diện tích sàn xây dựng gần 90 ngàn m2, chiều cao tối đa 32,5 m, chiều sâu tầng hầm 6,7 m, gồm: kho lưu giữ hiện vật vô cơ và hữu cơ qua các thời kỳ, thời đại; không gian để trưng bày, tái hiện lịch sử, chuyênđề, sưu tập; trung tâm bảo quản và phục chế; khu khám phá sáng tạo; hội trường, hội họp, hội thảo, chiếu phim phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập…
Phần thứ hai là khu tưởng niệm danh nhân có diện tích xây dựng khoảng 1.520 m2, chiều cao sàn sân 9,20 m với cột biểu tượng. Thành phần thứ ba là khu trưng bày ngoài trời trưng bày những hiện vật lớn; tái tạo không gian lịch sử; không gian văn hóa, kiến trúc đặc sắc; không gian hoạt động văn hóa, trình diễn. Thành phần cuối cùng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây xanh và cảnh quan./.
Theo (TTXVN) - NT |