Mất cảnh quan đô thị, tiềm ẩn tai nạn giao thông
Như bài "Hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập" báo Nghệ An đã phán ánh do hạ tầng giao thông còn thiếu và yếu đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm quy hoạch làm cho diện mạo Thành phố Vinh trở nên nhếch nhác.
Dọc tuyến đường Lê Hồng Phong, tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm, cơi nới mái tôn, tấm lợp vượt quá giới hạn cho phép, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, đậu xe... làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Do vỉa hè, lề đường bị lấn chiếm buộc người đi bộ phải đi xuống lòng đường của người đi ô tô, xe máy làm cho người tham gia giao thông dễ gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng.
Năm 2011, trên địa bàn Thành phố Vinh xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông làm 40 người chết, 14 người bị thương. Trong đó chưa kể đến các vụ giao thông, va quẹt do xe ô tô dừng, đậu không đúng nơi quy định ngổn ngang trên đường phố làm mất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Ngoài ra, vỉa hè bị lấn chiếm không còn chỗ cho các điểm tập kết xe đổ rác, rác thải tràn xuồng lòng đường, dẫn đến các điểm đổ rác không đúng quy hoạch.
Nhức nhối vệ sinh thực phẩm
Quán xá lề đường đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với người dân Thành phố Vinh hiện nay với nhiều loại hàng hóa món ăn, phong phú đa dạng. Vào giờ tan tầm, xung quanh các trường học, các khu chợ, nhiều loại thức ăn được bày bán sẵn.
Thế nhưng, có đi sâu vào các quán ăn vỉa hè này mới thấy hết sự kinh hãi... vì bẩn. Ghé vào một quán cơm trên phố, chúng tôi không khỏi hãi hùng khi chứng kiến kiểu phục vụ rất "công nghiệp" ở đây. Vào giờ cao điểm, hàng chục thực khách vẫn ăn uống ngon lành, chẳng ai để ý đến phía sau những dãy bàn ghế là đội nhân viên phục vụ đang làm việc tất bật. Hàng chục thứ nào bát, đĩa, đũa, xong... tất cả cũng chỉ chung tình và rửa "sạch sẽ" bằng 2 chậu nước sủi bọt trắng xóa. Rửa xong, bà chủ quán dùng chiếc khăn đã bị ố màu lau khô rồi lại cho thức ăn vào để kịp phục vụ các "thượng đế". Lúc không còn bát đũa để lau, chiếc khăn lại chuyển sang... lau dao thớt, lau tay và... lau luôn chiếc tủ cáu bẩn. Chia sẻ vấn đề này, chị Nguyễn Ngọc Linh- phường Hưng Dũng, Tp Vinh cho biết: "Năm ngoái, do ngồi ăn quán vỉa hè mà tối về tôi đã phải nhập viện, bác sỹ chẩn đoán là ngộ độc thức ăn. Từ đó, tôi không còn dám quay lại với thức ăn đường phố nữa".
Ông Đào Trọng Dũng- Chi Cục Trưởng- Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo: "Quán ăn vỉa hè, cơm bụi thường là thức ăn sΩn không hợp vệ sinh, thực phẩm không rõ nguồn gốc được ngâm tẩm, xào rán chế biến. Các cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát việc ngộ độc thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố vì các vụ ngộ độc này thường xảy ra cá thể".
Trong khi các cơ quan truyền thông vẫn luôn đăng tải những thông tin báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm thì nhiều người dân vẫn tìm đến quán ăn vỉa hè. Có cầu thì ắt có cung, do đó cũng không thể đổ lỗi toàn phần cho các hàng quán vỉa hè.
Thời gian qua, chính quyền các phường xã ở Thành phố Vinh đã triển khai nhiều đợt giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường nội thị. Tuy nhiên, sau khi lực lượng chức năng rời đi thì tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn. Điều này gây tốn kém, lãng phí. Người dân đầu tư tiền của để kinh doanh thì bị tịch thu hàng hóa, phương tiện buôn bán, phải nộp phạt vi phạm trật tự đô thị. Chính quyền các cấp tốn kém tiền xăng xe, nhân công cho các lực lượng chức năng làm công tác tổ chức dẹp bỏ, giải tỏa hàng lang an toàn giao thông. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra từ năm này sang năm khác, trở thành một cái vòng luẩn quẩn.
Như bài "Hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập" báo Nghệ An đã phán ánh do hạ tầng giao thông còn thiếu và yếu đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm quy hoạch làm cho diện mạo Thành phố Vinh trở nên nhếch nhác.
Dọc tuyến đường Lê Hồng Phong, tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm, cơi nới mái tôn, tấm lợp vượt quá giới hạn cho phép, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, đậu xe... làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Do vỉa hè, lề đường bị lấn chiếm buộc người đi bộ phải đi xuống lòng đường của người đi ô tô, xe máy làm cho người tham gia giao thông dễ gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng.
Năm 2011, trên địa bàn Thành phố Vinh xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông làm 40 người chết, 14 người bị thương. Trong đó chưa kể đến các vụ giao thông, va quẹt do xe ô tô dừng, đậu không đúng nơi quy định ngổn ngang trên đường phố làm mất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Ngoài ra, vỉa hè bị lấn chiếm không còn chỗ cho các điểm tập kết xe đổ rác, rác thải tràn xuồng lòng đường, dẫn đến các điểm đổ rác không đúng quy hoạch.
Nhức nhối vệ sinh thực phẩm
Quán xá lề đường đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với người dân Thành phố Vinh hiện nay với nhiều loại hàng hóa món ăn, phong phú đa dạng. Vào giờ tan tầm, xung quanh các trường học, các khu chợ, nhiều loại thức ăn được bày bán sẵn.
Thế nhưng, có đi sâu vào các quán ăn vỉa hè này mới thấy hết sự kinh hãi... vì bẩn. Ghé vào một quán cơm trên phố, chúng tôi không khỏi hãi hùng khi chứng kiến kiểu phục vụ rất "công nghiệp" ở đây. Vào giờ cao điểm, hàng chục thực khách vẫn ăn uống ngon lành, chẳng ai để ý đến phía sau những dãy bàn ghế là đội nhân viên phục vụ đang làm việc tất bật. Hàng chục thứ nào bát, đĩa, đũa, xong... tất cả cũng chỉ chung tình và rửa "sạch sẽ" bằng 2 chậu nước sủi bọt trắng xóa. Rửa xong, bà chủ quán dùng chiếc khăn đã bị ố màu lau khô rồi lại cho thức ăn vào để kịp phục vụ các "thượng đế". Lúc không còn bát đũa để lau, chiếc khăn lại chuyển sang... lau dao thớt, lau tay và... lau luôn chiếc tủ cáu bẩn. Chia sẻ vấn đề này, chị Nguyễn Ngọc Linh- phường Hưng Dũng, Tp Vinh cho biết: "Năm ngoái, do ngồi ăn quán vỉa hè mà tối về tôi đã phải nhập viện, bác sỹ chẩn đoán là ngộ độc thức ăn. Từ đó, tôi không còn dám quay lại với thức ăn đường phố nữa".
Ông Đào Trọng Dũng- Chi Cục Trưởng- Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo: "Quán ăn vỉa hè, cơm bụi thường là thức ăn sΩn không hợp vệ sinh, thực phẩm không rõ nguồn gốc được ngâm tẩm, xào rán chế biến. Các cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát việc ngộ độc thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố vì các vụ ngộ độc này thường xảy ra cá thể".
Trong khi các cơ quan truyền thông vẫn luôn đăng tải những thông tin báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm thì nhiều người dân vẫn tìm đến quán ăn vỉa hè. Có cầu thì ắt có cung, do đó cũng không thể đổ lỗi toàn phần cho các hàng quán vỉa hè.
Thời gian qua, chính quyền các phường xã ở Thành phố Vinh đã triển khai nhiều đợt giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường nội thị. Tuy nhiên, sau khi lực lượng chức năng rời đi thì tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn. Điều này gây tốn kém, lãng phí. Người dân đầu tư tiền của để kinh doanh thì bị tịch thu hàng hóa, phương tiện buôn bán, phải nộp phạt vi phạm trật tự đô thị. Chính quyền các cấp tốn kém tiền xăng xe, nhân công cho các lực lượng chức năng làm công tác tổ chức dẹp bỏ, giải tỏa hàng lang an toàn giao thông. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra từ năm này sang năm khác, trở thành một cái vòng luẩn quẩn.
Tác giả bài viết: Thanh Lê (Báo Nghệ An