| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 2,916
Tất cả: 99,066,246
 
 
Bản in
Ngày ấy, Thành Vinh
Tin đăng ngày: 6/12/2011 - Xem: 14565
 

Những năm 30, 40 của thế kỷ trước, Vinh là một trung tâm buôn bán sầm uất của cả khu vực. Vinh còn nổi tiếng với những nhà hàng, khách sạn cao tầng, những quán hát ả đào nhộn nhịp, những cửa hàng cửa hiệu gia truyền của các thương nhân giàu có…

 

Tôi dường như đã nhìn thấy một phố cổ Hà Nội thứ 2 khi gấp lại trang sách cuối cùng của cuốn “Ngày ấy thành Vinh”, một cuốn sách ghi lại hồi ký của những người con Thành Vinh xưa nay đã lưu lạc và sinh sống ở nơi đất sách quê người.  Cuốn sách do những người trong Ban liên lạc đồng hương Vinh ở Thành phố Hồ Chí Minh tự biên soạn và chỉ lưu hành nội bộ nhưng thực sự là một tư liệu quý, nhất là với những ai đã sống qua những năm tháng lịch sử ấy. Với lớp trẻ, đọc “Ngày ấy Thành Vinh” để biết thêm về Vinh thâm trầm cổ kính ngày xưa, một Vinh rất thanh lịch những cũng rất đỗi hào hùng. Cuốn sách cũng có thể xem là một tài liệu tham khảo lịch sử quý giá vì hiện nay phần tư liệu và ảnh về Vinh trước Cách mạng Tháng 8 thật sự hiếm và sơ sài…
 
Trong gần 15 bài viết, ấn tượng nhất có lẽ là hồi ký “Thành Vinh ngày ấy’ của tác giả Thanh An. Bằng trí nhớ tuyệt vời, bà đã cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về mọi con phố, con đường của Vinh trong những năm 40 của thế kỉ trước. Cùng với đó là những hồi ức đẹp đẽ về bạn bè, về trường học về những năm tháng tuổi thơ. Vinh dường như càng bí ẩn hơn với câu chuyện về những nhân vật nổi tiếng như phu nhân của hoàng thân Xuphanuvông, về cô vợ Việt xinh đẹp của giám đốc Sở Mật Thám.  Ký ức được bắt đầu từ phố Marechat Ford con đường chính nơi có nhà ga Vinh nổi tiếng và cũng chính là đường Quang Trung hiện nay: “Từ trường Collège (Quốc học) xuống thẳng chợ Vinh qua chùa Diệc, qua Dépôt chứa đựng các toa xe lửa, đến nhà các chị Thọ, Thoa, Tuyết, Nguyên (cụ Phán Hoàng), chị em Khuê, nhà cụ Xếp Liên, xếp Hữu, đến sở police, rồi Hôtel dela gate chiếm góc phố hai mặt tiền trông thẳng ra nhà ga Vinh”… Trên con phố này còn có lò bánh mì, mang tên hiệu bánh Tây Vĩnh Thịnh nức tiếng, hiệu ảnh Vượng của gia đình ông Ham Nhuận, hiệu thuốc Sinh Huy, quán bar của người Pháp với “từng quầy rượu Tây và chỗ dancing lộng lẫy, trường Petit Colleege với hàng cây phượng mùa hè hoa đỏ rực che bóng mát quãng đường dài, có nhà Xéc( Cerle sports) rất đẹp được thiết kế theo kiểu dáng của chiếc tàu biển lớn.  



Đường phố Vinh ngày trước



Phố chợ Thành Vinh ngày ấy



Một góc thành Vinh ngày nay

Sang bài viết của tác giả Doãn Hối, “kí ức thành Vinh” là những ngày đầu tiên của Cách mạng tháng 8, khi bọn Tàu Tưởng vào chiếm Trường Quốc học để làm nơi đóng quân và trường phải dời vào nội thành. Đọc bài viết này chúng ta mới biết rằng trong thời kỳ Tàu Tưởng chiếm đóng, một số học sinh đệ tam đệ tứ và thầy giáo theo Việt Nam quốc dân đảng đã kêu gọi toàn trường bãi khóa nhưng chính chủ tịch tỉnh Lê Viết Lượng đã tập trung thầy trò để hiểu dụ về cuộc bãi khóa cực kỳ sai trái đó. Riêng những học sinh như ông Doãn Hối dù còn ít tuổi nhưng đã bắt đầu giác ngộ cách mạng. Cũng với tinh thần cách mạng trên, người dân Vinh đã quay lưng với gánh xiếc lớn từ Anh quốc sang biểu diễn chỉ vì trong một tiếc mục hề có “một thằng hề đóng vai đội tây, đá đít một người Việt Nam cũng là thằng hề lộn tung ba vòng một cách điêu luyện”.
 
Tác giả Hà Hạnh – con trai của hiệu bánh Vĩnh Thịnh nổi tiếng nhớ lại: “Giữa giờ biểu diễn, xuất hiện một tiết mục hề. Mới ra sàn diễn khoảng một phút, đã gây ồn ào, la ó của khán giả khắp rạp, như muốn nổ tung cái rạp xiếc bằng nhà bạt ra làm nhiều mảnh. Chạm lòng tự ái dân tộc, mà đây lại là dân xứ Nghệ. Ngày hôm sau, người dân tẩy chay không thèm đi xem nữa. Cái ngày đen tối nhất, trưởng đoàn xiếc Anh quốc nhảy từ trên lầu 3 Hotel de la gare tự tử”…
 
Còn rất nhiều những kí ức đẹp đẽ khác được những người con của Thành Vinh – nay đã là những cụ ông, cụ bà ghi lại. Và cũng giống như các tác giả, đọc hết cuốn “ Ngày ấy thành Vinh”, trong tôi là một cảm giác nuối tiếc về những hình ảnh nay đã mất... Ký ức thành Vinh nay chỉ còn lại trong hoài niệm, trong nỗi nhớ khôn nguôi của những người con xa xứ chưa mấy lần được quay về.

Tác giả bài viết: Mỹ Hà (Báo Nghệ An)
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Lịch sử Thành phố Vinh:
Một dòng chảy của Lịch sử đô thị Vinh (7/2/2022)
Thanh niên Nghệ An trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh: Dốc một lòng dũng cảm, quyết một chí hy sinh (10/9/2021)
Tên gọi thành phố Vinh bắt nguồn từ đâu? (22/5/2021)
Nghệ An - Hành trình gần một thế kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng (22/10/2020)
Người thợ kim hoàn nức tiếng phố Vinh và tình yêu với Bác Hồ (16/4/2020)
Nhà cách mạng Siêu Hải: Dâng trọn thanh xuân cho cách mạng (27/3/2020)
Để bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của địa danh Bến Thủy (7/9/2019)
Những hình ảnh quý hiếm về cảng Bến Thủy sầm uất gần một thế kỷ trước (6/9/2019)
Những hình ảnh ấn tượng vượt thời gian về vùng đất Bến Thủy (28/8/2019)
Những sắc hoa đón hè cùng thành phố (31/5/2018)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website