| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 9,451
Tất cả: 99,771,585
 
 
Bản in
Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô
Tin đăng ngày: 24/10/2008 - Xem: 8614
 
Suốt chiều dài phát triển của dân tộc, nhiều biến cố lịch sử trọng đại đã để lại những dấu ấn lịch sử đậm nét, giàu chất sử thi, tạo nên một địa điểm văn hóa du lịch hấp dẫn, thú vị. Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô thời vua Quang Trung ở vùng Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là một địa điểm như vậy.

Đáng để cho nhân dân Xứ Nghệ tự hào về lịch sử kỳ thú trên mảnh đất này. Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long Thủ (đầu Rồng), Phượng Dực (cánh Phượng), Kỳ Lân (con Mèo) và Quy Bối (con Rùa). Người xưa gọi địa thế nơi đây là đất tứ linh, bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng. Đỉnh cao nhất cao 101,50m, đỉnh thấp nhất 53,50m. Sông Vĩnh (Cồn Mộc) bắt nguồn từ dãy núi Đại Huệ, có mười hai khúc quanh co, lững lờ chảy dưới chân núi Kỳ Lân, rồi đổ ra sông Lam nơi ngã ba Hạc. Dòng sông Lam như một con Thanh Long (Rồng Xanh) khổng lồ, chảy từ thượng ngàn về đây uốn mình vòng quanh phía đông nam chân núi Dũng Quyết, tạo nên một khu vực thiên nhiên có phong cảnh đẹp độc đáo được nhân hóa qua quá trình cần cù, gian khổ, đầy sáng tạo và chiến đấu dũng cảm, kiên cường, chịu hy sinh của nhân dân bao đời và đã tạo nên một vùng di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, phong phú về nội dung, đa dạng thể loại, đậm đà về bản sắc. Núi Dũng Quyết từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đã là vị trí yết hầu trên con đường thiên lý xuyên Việt, trở thành một căn cứ quân sự trọng yếu. Từ đây con người có thể vào Nam, ra Bắc, lên ngàn xuống biển, tiến, lùi đối với các hướng đều thuận tiện. Thế núi Hồng Lĩnh, núi Dũng Quyết, sông Lam, sông Cồn Mộc tạo nên những bức tường thành thiên nhiên phòng thủ kiên cố. Xứ Nghệ là chiến trường nóng bỏng suốt 200 năm Trịnh, Nguyễn phân tranh, liên tiếp xảy ra cảnh "nồi da nấu thịt", cho nên người dân ở đây vô cùng căm ghét cả tập đoàn phong kiến Lê Trịnh ở Đàng Ngoài lẫn tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Huệ Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng đất Dũng Quyết và lòng người Xứ Nghệ. Ngày 3 tháng 9 năm Thái Đức thứ 11 (01/10/1788) Nguyễn Huệ Quang Trung đã hạ chiếu: "Nay kinh đô Phú Xuân thì hình thế trắc trở, nay trị Bắc Hà sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghĩ rằng: Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về…
Upload
Toàn cảnh Khu đền thờ Vua Quang Trung
"Nhớ lại buổi hồi loạn kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn. Quả cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới, thực là chỗ rất đẹp để đóng đô vậy..." Vùng đất có hình thể rộng rãi, khí tượng tươi sáng ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc là vùng đất nằm giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân, nay thuộc khối 3, phường Trung Đô, thành phố Vinh. Nguyễn Huệ Quang Trung đã giao cho Trấn Thủ Thuận và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô. Thành ngòai của Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác, chu vi khoảng 2.820m, bờ thành cao từ 3m đến 4m, diện tích rộng 22ha. Bao quanh phía ngoài thành có con hào rộng khoảng 30cm, sâu từ 2,5m đến 3m. Thành nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi 1.680m cao 2m. Trong thành nội có tòa lầu rộng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp bằng đá ong, phía sau có 2 dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa là nơi dùng cho việc thiết triều của vua Quang Trung. Chỉ hơn một năm sau ngày 5 tháng 10 năm Kỷ Dậu (tức ngày 21/11/1789) trong tờ chiếu gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một lần nữa Nguyễn Huệ Quang Trung khẳng định việc xây dựng bằng được Phượng Hoàng Trung Đô để đóng đô ở Nghệ An." "Trẫm ba lần xa giá Bắc Thành. Tiên sinh đã chịu ra bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng "một lời nói mà dấy nổi cơ đồ". Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi... "Trẫm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây tiên sinh hay ra giúp nhau để trị nước". Theo tư liệu trong các thư tịch còn giữ được thì vua Quang Trung đã làm việc ở Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất hai lần. Lần thứ nhất: Tháng 5 năm 1791, vua Quang Trung từ đây kéo quân lên vùng thượng du Nghệ An, vượt sang Lào đánh các lực lượng phản động đang có âm mưu cấu kết với bè lũ Lê Duy Chỉ chống lại triều Tây Sơn. Lần thứ hai: Tháng 1 năm 1792 trên đường đánh giặc từ thượng du Nghệ An về, vua Quang Trung đã dừng chân ở đây. Rất tiếc rằng, vua Quang Trung qua đời đột ngột vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) nên chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô. Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam. Đứng trên đỉnh núi Dũng Quyết vào những buổi sáng trời trong xanh, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi biển, hoặc những buổi chiều tà, vừng dương sắp gác núi, thấy phong cảnh một miền non nước của Xứ Nghệ cực kỳ ngoạn mục, bởi cảnh thiên nhiên ấy chứa đựng đầy ắp chất sử thi do con người tạo ra qua quá trình lao động chiến đấu. Nhìn về hướng Đông, dòng Lam như dải lụa màu xanh lơ trải dài ra tận biển Đông qua Hội Thống, án ngự trước cửa Hội Thống có hòn đảo đứng sừng sững như hai con cá kình đang bơi lội giữa sóng nước, nên nhân dân gọi là Song Ngư. Ở đây tàu thuyền vào, ra nhộn nhịp. Nằm về phía Đông Nam là quần sơn Hồng Lĩnh hùng vĩ 99 ngọn, có hình dài cao thấp khác nhau gắn với huyền thoại có một trăm con chim Phượng hoàng đi tìm tổ ấm. Ở đó có chùa Hương Tích, miếu Trang Vương một danh thắng xếp vào bậc nhất nhì dưới trời Nam. Dưới chân núi Hồng Lĩnh thuộc địa phận huyện Nghi Xuân là quê hương của đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới, có quê hương của Nguyễn Công Trứ, nhà thơ, nhà quân sự, nhà kinh tế nổi tiếng trong những năm đầu thế kỷ 19 thuộc triều Nguyễn. Nhìn về phía Tây Nam là núi Lam Thành, dưới chân núi là đất Phù Thạch, trước đây một thời kỳ dài đã từng là lỵ sở Hoan Châu. Trên núi có Lam Thành, do Trương Phụ, tướng giặc Minh xây đầu thế kỷ 15, hiện nay vẫn còn nhiều đoạn tường thành cheo leo, đang chống chọi với mưa nắng trường tồn mãi mãi với thời gian. Tại đây năm 1410 đã diễn ra sự tích danh thần Nguyễn Biểu "ăn cỗ đầu người", để lại cho các thế hệ mai sau một tấm gương oanh liệt, bất khuất trước uy lực của kẻ thù. Nhìn sang bên kia Lam Giang là làng Yên Hồ, quê hương của Nguyễn Biểu, làng Đông Thái, quê hương Phan Đình Phùng, làng Tùng Ảnh, quê hương của Trần Phú, xa xa là dãy Thiên Nhẫn có ngàn đỉnh như ngàn ngựa đuổi nhau. Ở đó có thành Lục Niên của Lê Lợi xây dựng năm 1424 làm đại bản doanh trong sự nghiệp bình Ngô và ngôi mộ của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, người trí thức lớn của nước ta thế kỷ 18. Nhìn về phía Tây chếch Bắc, du khách bắt gặp Nam Đàn, một vùng quê có nhiều di tích văn hóa lịch sử như Sa Nam, quê hương của Mai Hắc Đế, làng Đan Nhiễm, quê hương của Phan Bội Châu, song tiêu biểu nhất, lý thú nhất là làng Kim Liên, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay đã trở thành địa chỉ thân thuộc của đông đảo du khách trong và ngòai nước. Nằm xa xa về phía Tây Bắc là dãy núi Đại Hải, ở đó có mộ tổ của vua Quang Trung. Về phía Bắc, cách chừng 20km là dãy núi Đô Cấm như bức tường thành che chắn cho thành phố Vinh. Phía dưới núi Đô Cấm vài km là Cửa Lò, một thắng cảnh trên bờ biển Đông, nơi nghỉ mát và tắm biển lý tưởng trong những ngày hè nóng nực.

(Theo Trần Minh Siêu/Việt Nam Tourism)

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website