Lần sửa đổi |
Vị trí |
Nội dung sửa đổi |
Ngày sửa đổi |
Ghi chú |
Lần 01 |
Bước 1 |
Bổ sung nội dung và biểu mẫu |
15/02/2011 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ tịch UBND |
1 |
Phòng Tài chính-Kế hoạch |
1 |
Phó Chủ tịch UBND |
4 |
Thanh tra thành phố |
1 |
Văn phòng HĐND-UBND |
1 |
Ban Chỉ đạo ISO |
1 |
Phòng Y tế |
1 |
|
|
Phê duyệt:
Soạn thảo |
Kiểm tra |
Phê duyệt |
Phạm Thị Hoài Thương
Chức vụ: Chuyên viên |
Trần Quốc Thọ
Chức vụ: Trưởng phòng |
Nguyễn Xuân Sinh
Chức vụ: Chủ tịch |
1. Mục đích:
Cơ quan Ủy ban nhân dân thành phố Vinh ban hành và duy trì Quy trình Xác nhận các hồ sơ chính sách người có công và bảo trợ xã hội để thống nhất nội dung các bước thực hiện việc xác nhận, giải quyết các chế độ, chính sách đối với:
- Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện miễm giảm, vay vốn trong quá trình học tập..
- Đối tượng thuộc diện thương binh, bệnh binh, người có công để miễn giảm tiền sử dụng đất và để thân nhân họ được miễm giảm trong học tập, ưu tiên học nghề, tạo việc làm..
- Đối tượng Bảo trợ xã hội gồm: Người tàn tật, trẻ mồ côi, người cao tuổi... trên địa bàn thành phố.
2. Phạm vi áp dụng; Trách nhiệm và quyền hạn:
2.1 Phạm vi áp dụng:
Quy trình này được áp dụng đối với các phòng ban, đơn vị liên quan trong quá trình tiếp nhận và thụ lý các hồ sơ thực hiện chính sách người có công và bảo trợ xã hội.
2.2 Trách nhiệm và quyền hạn:
2.2.1: Đối với chuyên viên một cửa
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, đề xuất xác nhận kết quả khi hồ sơ đảm bảo đủ các thủ tục pháp lý, hướng dẫn tổ chức công dân bổ sung các thủ tục đối với các hồ sơ không hợp lệ, ghi sổ theo dõi và giao trả kết quả cho tổ chức công dân.
- Báo cáo kết quả Lãnh đạo phòng định kỳ và thường xuyên, đề xuất giải quyết các vướng mắc liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.2.2. Lãnh đạo phòng Lao động - TBXH thành phố:
- Phân công nhiệm vụ và điều phối các hoạt động liên quan đến việc thực hiện việc tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
- Xác nhận các kết quả khi hồ sơ đảm bảo tính pháp lý.
2.2.3. Đối với công dân có nhu cầu cung cấp dịch vụ công:
- Tuân thủ và hợp tác cùng chuyên viên giao dịch một cửa thực hiện đúng hồ sơ, đơn xin xác nhận hướng dẫn ban đầu các giấy tờ thủ tục liên quan: Nếu là đối tượng xin xác nhận ưu tiên thương binh, bệnh binh, người có công, TNLS thì trình báo thẻ, sổ nhận tiền trợ cấp hàng tháng của đối tượng và một số giấy tờ liên quan (nếu có); nếu là đối tượng BTXH thì trình Quyết định công nhận đối tượng hiện hưởng; nếu là thân nhân hộ nghèo, hộ cận nghèo thì trình giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và sổ hộ khẩu.
- Tiếp nhận kết quả sau khi hoàn tất các thủ tục, kiến nghị các bất hợp lý khi sản phẩm dịch vụ công không đạt chất lượng.
3. Định nghĩa - thuật ngữ và các từ viết tắt:
3.1 Định nghĩa, thuật ngữ:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng; hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
- Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường quản lý gồm có các loại đối tượng sau:
+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
+ Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
+ Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
+ Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
+ Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
+ Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.
+ Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ nghèo.
+ Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
+ Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
+ Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.
- Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi gồm:
+ Người có công với cách mạng là đối tượng thuộc diện được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là một trong những loại đối tượng sau: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm 1945; Liệt sỹ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lưỡng vụ trang nhân dân, Anh hùng lao động; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc diện trên.
3.2. Các từ viết tắt:
- Lao động thương binh và xã hội: LĐTB&XH
- Quy trình: QT
- Hướng dẫn công việc: HDCV
- Biểu mẫu: BM
- Danh sách xác lập đối tượng : DSXL ĐT
- Dịch vụ hành chính công: DVHCC
4. Tài liệu liên quan và tài liệu tham khảo:
- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 11 về ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều trong pháp lệnh ưu đãi người có công;
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các dối tượng khác.
- Thông tư 04/2007/TT-BLĐ.TBXH ngày 28/2/2007 của Bộ lao động-TBXH về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm.
- Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về chính sách bảo trợ xã hội.
- Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và các tài liệu liên quan khác
5. Nội dung
5.1 Lưu đồ:
Trách nhiệm |
Nội dung |
Tài liệu liên quan |
Tæng kÕt vµ ®a vµo ®ît xem xÐt cña l·nh ®¹o | Bước 1:
Chuyên viên giao dịch 1 cửa
Bước 2:
Chuyên viên giao dịch 1 cửa
Bước 3:
Chuyên viên giao dịch 1 cửa
Bước 4:
Lãnh đạo phòng LĐTBXH thành phố
Bước 5:
Chuyên viên
giao dịch 1 cửa
|
Tiếp nhận hồ sơ của công dân
|
Kiểm tra hồ sơ ban đầu, hướng dẫn nghiệp vụ |
Vào sổ, ghi hồ sơ, trình ký |
Giao trả kết quả, vào sổ theo dõi | |
Hồ sơ của tổ chức/ công dân
Biễu mẫu liên quan
BM.LĐTBXH.01.01
BM.LĐTBXH.01.02
BM.LĐTBXH.01.03
BM.LĐTBXH.01.04
BM.LĐTBXH.01.05
BM.LĐTBXH.01.06
Hồ sơ đã thẩm định
BM.LĐTBXH.01.07 Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả |
5.2 Mô tả nội dung:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn công dân thực hiện các hồ sơ ban đầu. Trách nhiệm chuyên viên một cửa. Thời gian xử lý hồ sơ và trả kết quả trong ngày.
Cán bộ trực tại Trung tâm giao dịch “một cửa” tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ của tổ chức/công dân. Trường hợp Hồ sơ thiếu hướng dẫn công dân bổ sung các giấy tờ thủ tục liên quan để hoàn tất hồ sơ. Đối với hồ sơ hợp lệ đề nghị cung cấp các giấy tờ chứng thực có liên quan.
Bước 2: Phân loại và thẩm định hồ sơ: Trách nhiệm cán bộ trực một cửa
2.1: Đối tượng là thân nhân hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Đề nghị đối tượng cung cấp giấy tờ chứng thực: Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và sổ hộ khẩu để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác lập hàng năm.
Cung cấp, hướng dẫn đối tượng viết đơn đề nghị xác nhận theo mẫu đảm bảo đúng nội dung chứng thực, số lượng bản đơn cần thiết, ấn định thời gian trả kết quả (trong ngày).
2.2: Đối tượng là thân nhân hộ gia đình có đối tượng là thương binh, bệnh binh và người có công:
Đề nghị đối tượng cung cấp giấy tờ: Thẻ thương binh, bệnh binh, Giấy chứng nhận gia đình có công, thẻ liệt sỹ và sổ nhận tiền trợ cấp hàng tháng của đối tượng để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ danh sách đối tượng thương binh, bệnh binh, người có công được xác lập hàng tháng.
- Trường hợp đối tượng là thương binh; bệnh binh đã mất phải có xác nhận của xã/phường nơi quản lý đối tượng.
Cung cấp, hướng dẫn đối tượng viết đơn đề nghị xác nhận theo mẫu đảm bảo đúng nội dung, số lượng bản đơn cần thiết, ấn định thời gian trả (trong ngày).
2.3: Đối tượng Bảo trợ xã hội (gồm trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, già cả không nơi nương tựa và người cao tuổi...)
Đề nghị đối tượng cung cấp Quyết định công nhận đối tượng hiện hưởng để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ danh sách trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, già cả không nơi nương tựa và người cao tuổi được xác lập từng kỳ.
Cung cấp, hướng dẫn đối tượng viết đơn đề nghị xác nhận theo mẫu đảm bảo đúng nội dung, số lượng bản đơn cần thiết, ấn định thời gian trả (trong ngày).
2.4 Lĩnh vực giải quyết việc làm & xoá đói giảm nghèo.
Kiểm tra đối chiếu danh sách hộ nghèo hàng năm trên địa bàn Thành phố do Sở Lao động-TBXH Nghệ An và UBND Thành phố công nhận phê chuẩn; Phối hợp cùng Văn phòng Ngân hàng chính sách xã hội thành phố cấp mẫu đơn cần xác nhận cho vay đối với đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình có đối tượng chính sách người có công khi có hợp đồng đi xuất khẩu lao động...
Bước 3: Thô lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu, xác định rõ đối tượng hiện hưởng chế độ ưu đãi. (Trách nhiệm chuyên viên một cửa)
Kiểm tra, đối chiếu, xác minh các thủ tục giấy tờ, xác định mức độ và đối tượng được hưởng theo chế độ quy định, chuẩn bị hồ sơ cho việc trình Lãnh đạo phòng xem xét và phê duyệt.
Bước 4: Ký xác nhận hồ sơ .(Trách nhiệm Trưởng phòng)
Lãnh đạo phòng xem xét kết quả thụ lý hồ sơ của chuyên viên và ký duyệt khi hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, Trưởng phòng hướng dẫn chuyên viên và công dân bổ sung hoàn thiện hồ sơ đảm bảo tính pháp lý trước khi kiểm tra và phê duyệt.
Bước 5: Giao trả kết quả và lưu hồ sơ (Trách nhiệm chuyên viên một cửa)
Sau khi hồ sơ đã được phê duyệt chuyên viên một cửa cập nhật vào sổ, làm thủ tục thu phí và trả kết quả cho đối tượng ®îc hưởng chính sách. Hồ sơ được lập và lưu tại phòng LĐTBXH theo quy định.
6. Hồ sơ lưu
TT |
Lo¹i hồ sơ |
Nơi lưu |
Thời gian lưu |
1 |
Danh sách hộ nghèo, cận nghèo hàng năm |
Phòng LĐTBXH |
3 năm |
2 |
Danh sách đối tượng bảo trợ XH hàng năm |
Phòng LĐTBXH |
3 năm |
3 |
Danh sách đối tượng người có công cách mạng hàng tháng |
Phòng LĐTBXH |
3 năm |
4 |
Sổ theo dõi kết quả thực hiện xác nhận |
Phòng LĐTBXH |
3 năm |
7. Biểu mẫu
TT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu |
1 |
Đơn xác nhận đối tượng bảo trợ xã hội |
BM.LĐTBXH.01.01 |
2 |
Đơn xác nhận ưu đãi người có công với cách mạng. |
BM.LĐTBXH.01.02 |
3 |
Danh sách đối tượng bảo trợ xã hội hàng năm. |
BM.LĐTBXH.01.03 |
4 |
Danh sách hiện hưởng ưu đãi người có công hàng tháng |
BM.LĐTBXH.01.04 |
5 |
Danh sách hộ nghèo hàng năm |
BM.LĐTBXH.01.05 |
6 |
Danh sách hộ cận nghèo hàng năm |
BM.LĐTBXH.01.06 |
7 |
Sổ theo dõi giao nhận, trả sản phẩm. |
BM.LĐTBXH.01.07 |
|
|
|