| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,611
Tất cả: 100,104,432
 
 
Bản in
Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016
Tin đăng ngày: 29/3/2011 - Xem: 6305
 

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
____________

Số: 661/KH-BTTTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2011

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN CUỘC BẦU CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XIII VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2011-2016

- Căn cứ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 412/VPCP-TH ngày 19/01/2011 về triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; chỉ thị số 192/CT-TTg ngày 30/01/2011 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (sau đây gọi tắt là cuộc bầu cử);

- Căn cứ Kế hoạch và nội dung tổng thể số 24/HĐBC ngày 24/02/2011 của Tiểu Ban chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, Hội đồng bầu cử Trung ương về Kế hoạch và nội dung tổng thể công tác thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016;

Để triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử trong cả nước đúng pháp luật, tiến độ và hiệu quả; đồng thời tạo bầu không khí sôi nổi và phấn khởi cho cuộc bầu cử, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cho cuộc bầu cử như sau:

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Cuộc Bầu cử là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử để lựa chọn và bầu ra những người hội đủ các yêu cầu, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín đại diện một cách xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp; tạo không khí tin tưởng, nêu cao ý thức trách nhiệm công dân, thái độ tích cực của cử tri trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHXN Việt Nam - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

II. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

1. Làm cho nhân dân thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; ủng hộ nhiệt tình, tích cực tham gia cuộc bầu cử, làm cho ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.

2. Làm cho cử tri cả nước nắm vững và thực hiện đúng những nội dung chủ yếu của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bầu cử, ứng cử; các quy định định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, lựa chọn và bầu được những người có đủ tiêu chuẩn tham gia vào Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016;

3. Thực hiện đúng quy định của Pháp luật về vân động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Phê phán và uốn nắn những biểu hiện lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để làm mất dân chủ, gây mất đoàn kết trong Đảng, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc và chống những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

5. Thông tin, tuyên truyền đối ngoại về bầu cử, giới thiệu với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, với nhân dân các nước trên thế giới biết được thể thức và không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật trong quá trình bầu cử; chủ động đấu tranh phản bác những thông tin, luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực phản động, thù địch;

III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử; các văn bản hướng dẫn về cuộc bầu cử của Đảng, Nhà nước, văn bản của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.

2. Tuyên truyền về Nhà nước và Quốc hội Việt Nam: Phân tích, làm rõ bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước ta; quyền dân chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng; tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức Quốc hội và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân; những đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đát nước; tuyên truyền về vai trò, vị trí của Quốc hội khoá XIII trong việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới.

3. Tuyên truyền pháp luật về bầu cử: Giới thiệu nội dung của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND các cấp hiện hành. Đặc biệt tập trung tuyên truyền các nguyên tắc, quy trình bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, về quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân và trách nhiệm của cử tri trong quá trình tham gia bầu cử.

4. Tuyên truyền về sự ủng hộ của nhân dân với đường lối đổi mới của Đảng; phong trào thi đua lập thành tích cháo mừng cuộc bầu cử; biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là công tác bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng có nhiều khó khăn, các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng có đông đồng bào theo các tôn giáo.

5. Tuyên truyền về nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri, chương trình hành động của các ứng cử đại biểu Quốc hội.

6. Tuyên truyền về công tác phục vụ bảo đảm cho cuộc bầu cử thành công.

7. Tuyên truyền về kết quả cuộc bầu cử.

IV. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử cần được triển khai liên tục với những hình thức sinh động, phong phú, kịp thời, thiết thực nhằm thông tin tuyên truyền hiệu quả về cuộc bầu cử đến với nhân dân cả nước, cụ thể:

1 Các Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí ở địa phương mình thường xuyên, kịp thời hoặc đột xuất khi cần thiết.

- Phát hành bản tin bầu cử: Bản tin bầu cử được phát hành 01 số/tháng (có thể tăng 02 số/tháng vào những tháng cao điểm của tiến trình bầu cử) nhằm cập nhật thông tin về hoạt động bầu cử; các hoạt động động bầu cử nổi bật; công tác triển khai bầu cử tại địa phương...

- Tổ chức triển lãm: Tổ chức triển lãm, trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND; và các cuộc triển lãm khác tuỳ đặc điểm tình hình của địa phương.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử dưới hình thức tranh cổ động, khẩu hiệu, panô, áp phích; các Đội thông tin lưu động, các trạm truyền thanh ở các điểm bầu cử để tuyên truyền về các hoạt động của bầu cử.

- Tổ chức thi tìm hiểu về các cuộc bầu cử.

- Tổ chức họp báo ở địa phương trước khi bầu cử và công bố kết quả cuộc bầu cử.

2. Các cơ quan thông tấn báo chí:

Sử dụng tối đa phương tiện của mình để thông tin, tuyên truyền; Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề đăng tải, giới thiệu điểm mới của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND các cấp; phân tích về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu HĐND; đăng tải danh sách các ứng viên, tiểu sử những người ứng cử...; sử dụng hình thức phỏng vấn, toạ đàm, phóng sự, đăng tải ý kiến cử tri, ý kiến của người ứng cử.... Thông cáo báo chí về diễn tiến và kết quả quá trình bầu cử .

- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: xây dựng chuyên mục, chương trình, dành thời lượng phù hợp để tổ chức phát sóng tuyên truyền; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cuộc bầu cử trên sóng của Đài mình;

- Các báo, tạp chí in: xây dựng và duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục; xuất bản các chuyên đề tuyên truyền; Xuất bản phụ trương, đặc san về cuộc bầu cử.

- Các báo điện tử (Internet):Xây dựng các trang, các địa chỉ phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền;

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tiến độ triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền

Đợt 1 (từ 01/3 đến 15/4/2011):

- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Xây dựng kế hoạch quản lý và chỉ đạo thông tin, tuyên truyền tại địa phương và tổ chức thực hiện.

- Các cơ quan thông tấn báo chí: Xây dựng và triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền cụ thể về cuộc bầu cử.

- Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về cuộc bầu cử; Kiểm tra một số địa phương về tình hình triển khai kế hoạch, nội dung công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử.

Đợt 2 (từ 16/4 đến 22/5/2011):

- Tiếp tục tuyên truyền về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu HĐND; quyền nghĩa vụ của người ứng cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử.

- Tuyên truyền các nội dung và diễn tiến cụ thể về công tác chuẩn bị bầu cử trên phạm vi cả nước.

- Đôn đốc, kiểm tra công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử.

- 10 ngày trước ngày bầu cử (22/5), tập trung tần xuất tuyên truyền với mức cao nhất.

- Tập trung tuyên truyền, cổ động trong ngày bầu cử 22/5/2011; tuyên truyền không khí ngày bầu cử, diễn biến, tiến độ bầu cử ở các địa phương, dư luận trong nước và quốc tế.

- Tổ chức trang trí, cổ động, treo khẩu hiệu, băng rôn, áp phích tuyên truyền về cuộc bầu cử.

Đợt 3 (từ 23/5 đến 10/6/2011):

- Tập trung thông tin, tuyên truyền về kết quả bầu cử .

- Tổ chức họp báo tại địa phương về kết quả cuộc bầu cử.

- Tổ chức hội nghị tổng kết công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử. Xây dựng báo cáo về công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử.

2. Cách thức tổ chức công việc

- Bộ Thông tin và Truyền thông:

+ Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn - Thành viên Tiểu ban Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền phụ trách công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử của Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục báo chí là cơ quan thường trực.

+ Thành lập đoàn công tác kiểm tra một số địa phương, cơ quan báo chí về công tác thông tin, tuyên truyền.

+ Tổ chức tập huấn cho phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương đua tin về cuộc bầu.

+ Lãnh đạo Cục Báo chí, Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử tham gia Tổ thư ký, Tiểu ban Tuyên truyền của Trung ương.

+ Cung cấp tư liệu cho các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển lãm, trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND.

+ Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thông tấn báo chí thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử tại các buổi giao ban báo chí hàng tuần và đột xuất.

+ Hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức thực hiện theo Kế hoạch và nội dung thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử.

- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Xây dựng kế hoạch quản lý và chỉ đạo thông tin, tuyên truyền tại địa phương và tổ chức thực hiện.

- Các cơ quan thông tấn báo chí:

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền cụ thể về cuộc bầu cử.

+ Tuân thủ yêu cầu và nội dung tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ Kế hoạch tài chính cân đối từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Bộ năm 2011. Nếu thiếu, xây dựng dự toán kinh phí báo cáo Tiểu ban tuyên truyền để hỗ trợ thực hiện.

Kinh phí triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền về cuộc bầu cử tại các địa phương được lấy từ nguồn ngân sách địa phương.

Các cơ quan báo chí được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan mình.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Đỗ Quý Doãn

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thủ tục HC - Phường, xã:
Giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú vào nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân (1/10/2018)
Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (5/9/2017)
Công bố 12 đạo luật mới (13/7/2017)
Bị trộm mất sổ đỏ, tôi phải làm thế nào? (21/10/2015)
Quy định mức thu, chế độ quản lý lệ phí đăng ký cư trú và lệ phí CMND (22/9/2015)
Thời gian và quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo (2/3/2015)
Thông báo kết luận đối thoại với các hộ tiểu thương chợ Bến Thủy (28/11/2014)
Kết quả tiếp công dân định kỳ, kỳ 1 tháng 11 năm 2014 của Hội đồng tiếp công dân Thành phố (24/11/2014)
Trường hợp nào được xác nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị? (18/6/2014)
NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 30C/NQ-CP NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 (23/8/2013)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website