Một số khó khăn trong áp dụng Nghị định 34 của Chính phủ.
Tin đăng ngày:
11/7/2010 -
Xem:
1604
Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2010. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Nghị định 34 đã được Nghệ An triển khai một cách sâu rộng, bước đầu mạng lại hiệu quả trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Tuy nhiên một nội dung được nghị định 34 đề cập đến nhưng việc thực hiện lại gặp những khó khăn, vướng mắc, thậm chí chưa thể triển khai được.
Mỗi người một vẻ...
Mặc dù chưa có văn bản nào từ TW đến tỉnh nhưng những năm trước đây, Công an TP Vinh đã quy định cụ thể về quản lý đội ngũ xe ôm, xe lai trên địa bàn. Theo đó, các phường xã đã khảo sát và có danh sách những người hành nghề xe ôm, xe lai gửi về Công an TP Vinh. Sau khi nắm được danh sách cụ thể, Công an TP Vinh đã tổ chức tuyên truyền, cấp thẻ hành nghề, hướng dẫn trang phục đồng bộ và tiến hành ký cam kết với những người hành nghề xe ôm, xe lai.
Cũng trong thời điểm này, để hạn chế tình trạng xe ôm hoạt động lộn xộn và phức tạp, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị các tỉnh, TP phải quản lý các đối tượng hành nghề này bằng cách cấp biển hiệu, đồng phục… Sau đó, quy định này chính thức được công nhận bằng Thông tư số 8 ban hành ngày 23/6/2009 và có hiệu lực từ ngày 28/7/2009. Thông tư trên quy định “người điều khiển phương tiện xe ôm phải có biển hiệu hoặc trang phục do UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quy định để nhận biết với các đối tượng tham gia giao thông khác”. Tuy nhiên, thông tư này vẫn chưa thực sự đi vào đời sống vì có quy định nhưng chưa có chế tài xử phạt đối tượng không chấp hành quy định trên. Đây cũng là thực trạng chung sayumột thời gian Công an TP Vinh triển khai các quy định cụ thể về quản lý đội ngũ xe ôm, xe lai trên địa bàn.
Ngày 20/5/2010, nghị định 34 của CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mới có điều khoản “cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ chở hành khách, hàng hóa không có biển hiệu hoặc trang phục theo quy định”. Trong khi Nghị định 34 đã có hiệu lực thì Sở GTVT Nghệ An lại đangtổ chức lấy ý kiến về quản lý và hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn, tuynhiên đây là một vấn đề rất khó.
Đến nay, Nghệ An chỉ mới có dự thảo về quy định nói trên nên việc xử phạt lực lượng xe ôm không đăng ký hoạt động theo NĐ 34 là rất khó. Trong khi đó, khi được hỏi về quy định này, nhiều người chạy xe ôm đã không biết vì chưa nghe phường, xã hay công an khu vực thông báo. Còn đối với những lái xe ôm từng tham gia đăng ký theo quy định của Công an TP Vinh lại bày tỏ sự đồng tình với chủ trương cần có quy định cụ thể về quản lý các phương tiện xe thô sơ, xe gắn máy mô tô 2 bánh, 3 bánh và các loại xe tương tự, trong đó có phương tiện xe ôm, xe lai. Ông Nguyễn Văn Mai, đội xe lai tự quản ga Vinh là một trong những đã từng được Công an TP Vinh cấp thẻ hành nghề. Theo ông Mai, việc hoạt động một các có tổ chức sẽ thuận lợi hơn nhiều cho người làm nghề này và cho chính cả khách hàng. Đội xe lai tự quản ga Vinh từ ngày được thành đến nay đã hạn chế được tình trạng chèn ép, tranh dành khách.
Không thể phân biệt được đâu là người hành nghề xe lai
Bản chất hoạt động chạy xe ôm, xe lai là hoạt động dân sinh. Một thực tế khá phổ biến hiện nay là các đối tượng hành nghề xe ôm, xe lai chủ yếu là tận dụng thời gian nhàn rỗi sử dụng phương tiện cá nhân để chở hàng hóa, hành khách kiếm thêm thu nhập. Do vậy, hầu hết đều hoạt động cá thể, mang tính thời vụ, khó kiểm soát và khó buộc họ tham gia các tổ chức, các nghiệp đoàn. Bên cạnh đó, những đối tượng này, chính quyền địa phương rất khó quản lý, cơ quan chức năng khi áp dụng nghị định 34 cũng rất khó. Vì khi họ hành nghề, CSGT khó có thể xác định họ là xe ôm hay người dân đang lưu thông bình thường. Thượng tá Ngô Sỹ Sơn, Phó trưởng Công an TP Vinhcho biết thêm, đối tượng tham gia xe ôm, xe lai gồm nhiều thành phần: công nhân lao động tranh thủ làm ngoài giờ, sinh viên, thậm chí có cả đối tượng được tha tù, đối tượng nghiện cũng sử dụng xe máy để vận chuyển hàng cấm nên rất phức tạp, khó khăn trong quản lý. Công an TP Vinh mong Tỉnh sớm ban hành quy định để lực lượng CSGT có sở sở để xử phạt theo nghị định 34.
Như vậy quy định của nghị định 34 về "xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ chở hành khách, hàng hóa không có biển hiệu hoặc trang phục theo quy định” chỉ có thể được thực hiện được khi UBND Tỉnh ban hành văn bản quản lý các phương tiện thô sơ, xe gắn máy mô tô 2 bánh, 3 bánh và các loại xe tương tự, trong đó có phương tiện xe ôm, xe lai. Hơn nữa, lực lượng hành nghề xe ôm thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm nên rất cần có sự quản lý của các cơ quan chức năng. Vì vậy việc quy định bắt buộc những người hành nghề xe ôm phải có phù hiệu và trang phục là hoàn toàn phù hợp và không chỉ giúp cho chính quyền xã, phường nắm rõ số lượng người hành nghề mà trong trường hợp xảy ra các vụ việc tiêu cực như xe ôm bị trấn lột, cướp bóc thì cơ quan quản lý dễ dàng điều tra. Ngoài ra, qua biển hiệu, trang phục hành khách dễ dàng nhận biết tên tuổi xe ôm để nếu xảy ra tiêu cực có thể trình báo cơ quan chức năng xử lý.