| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 15,190
Tất cả: 99,789,208
 
 
Bản in
Những mốc son lịch sử
Tin đăng ngày: 29/7/2015 - Xem: 2033
 

Lịch sử 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của CAND Việt Nam luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện, được nhân dân tin tưởng, đùm bọc, tận tình giúp đỡ, CAND Việt Nam đã giành được những thành tích to lớn, vẻ vang, khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn cách mạng.

I - Tự vệ đỏ, tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam

Từ số báo này, Báo CAND điểm lại những dấu mốc quan trọng trong tiến trình ra đời, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND Việt Nam.

Ngay trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khắp nơi trên cả nước đã hình thành các tổ chức tự vệ, vừa tiến hành đấu tranh chính trị, vừa đấu tranh tự vệ bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ và nhân dân. Đó chính là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam sau này.

Trong cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh 1930-1931, "Đội Tự vệ đỏ" được thành lập để hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của quần chúng chống địch khủng bố. Tổ chức "Đội Tự vệ đỏ" luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh của quần chúng nổi dậy phá nhà giam, đốt huyện đường, vây đồn lính, bắt giữ bọn hòa lý, uy hiếp, làm tan rã chính quyền tay sai đế quốc ở cơ sở. Vừa tiến hành đấu tranh chính trị, vừa đấu tranh tự vệ, chống khủng bố.

"Đội Tự vệ đỏ" còn có nhiệm vụ bảo vệ các phong trào cách mạng của quần chúng, bảo vệ cán bộ, bảo vệ các phiên tòa của Xôviết - công nông xét xử bọn phản cách mạng và giữ gìn an ninh trật tự ở những nơi có chính quyền Xôviết.

 

Đội Tự vệ đỏ ở Hòa Quân, Đông Sớ, Nghệ An trong cao trào Xôviết Nghệ  Tĩnh 1930 – 1931. Ảnh tư liệu.

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930-1931) đã để lại nhiều bài học quý báu về giành chính quyền và giữ chính quyền. Một trong những bài học đó là việc tổ chức, duy trì và phát triển "Đội Tự vệ đỏ".

Đảng ta đã xác định "vấn đề tổ chức đội tự vệ công nông là một vấn đề quan trọng. Có đội tự vệ thì công và nông mới giúp cho quần chúng tổ chức đấu tranh hơn trước được. Khi có đấu tranh thì đội tự vệ phải đi đầu, đi kèm quần chúng mà hộ vệ và bênh vực đấu tranh". Tháng 3/1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất đã thông qua nghị quyết quan trọng về "Đội Tự vệ đỏ".

Nghị quyết đã chỉ rõ "không có một sản nghiệp nào, một làng nào có cơ sở của Đảng, của Đoàn, của các hội quần chúng cách mạng mà không có tổ chức đội tự vệ, đó là khẩu hiệu của chúng ta hiện nay".

Khi cuộc vận động Mặt trận Dân chủ Đông Dương phát triển thành cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ mở rộng, Đảng ta đã chỉ thị "Mỗi làng phải lập ra một ủy ban hành động (do Nông hội cử ra)", lúc tuyên bố đấu tranh thì đổi ra "Ban tranh đấu" do quần chúng cử ra. Mỗi cấp phải tổ chức ra đội tự vệ để ngăn cản những kẻ phá rối cuộc đấu tranh và để đối phó với các lực lượng phản động".

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng Việt Nam. Hàng nghìn cán bộ, đảng viên bị bắt, tù đày. Khả năng đấu tranh hợp pháp trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ không còn nữa, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Trung ương Đảng chủ trương xây dựng An toàn khu (ATK) để bảo vệ cơ quan, cán bộ của Đảng và đề phòng địch khủng bố.

Đầu năm 1940, ATK được thành lập và "Ban công tác đội" ra đời, do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo làm nhiệm vụ bảo vệ ATK, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng, giải thoát cho cán bộ Đảng khi bị địch lùng bắt. Ban công tác đội được trang bị vũ khí thô sơ, súng ngắn, được huấn luyện về phương pháp công tác bảo vệ và kỹ thuật chiến đấu, nhưng hữu hạn lắm mới sử dụng vũ khí đánh địch để giữ bí mật lâu dài cho ATK.

Ngày 15/5/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập "Đội danh dự trừ gian" do Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo. Nhiệm vụ của "Đội danh dự trừ gian" là diệt trừ các tên Việt gian đầu sỏ, nguy hiểm theo chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và vũ trang tuyên truyền khi cần thiết.

Được hình thành ngay từ cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh những năm 1930 - 1931, chiến đấu để hỗ trợ, bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, bảo vệ cán bộ, chính quyền và giữ gìn an ninh trật tự, Đội Tự vệ đỏ luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh cùng quần chúng nổi dậy phá nhà giam, đốt huyện đường, vây đồn lính, bắt giữ bọn hòa lý, uy hiếp, làm tan rã chính quyền tay sai đế quốc ở cơ sở. Đó là nhiệm vụ và cũng là chiến công quan trọng của Đội Tự vệ đỏ, sau này thêm hàng loạt tổ chức tự vệ khác được hình thành khắp cả nước, góp phần tạo thắng lợi từng phần, tiến tới thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 

Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, để bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ nhân dân, Đảng đã thành lập, lãnh đạo, chỉ đạo các đội tự vệ như tự vệ công nông, tự vệ cứu quốc, danh dự trừ gian, danh dự Việt Minh... đấu tranh phòng, chống mật thám, chỉ điểm và bọn phản động tay sai; chú trọng bảo vệ nội bộ, giữ bí mật cách mạng, chống bọn “AB” giả danh cộng sản, làm nội gián chống phá Đảng. Đó là những mầm ươm tiền thân của lực lượng Công an sau này.

(Còn tiếp)

 

Nguồn tin: Báo Công An Nhân Dân 
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong nước:
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Đảng, Nhà nước (17/1/2023)
"Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào" (27/12/2022)
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (27/12/2022)
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 (26/12/2022)
Chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (12/12/2022)
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12 người dân cần lưu ý (1/12/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 (22/11/2022)
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương (22/11/2022)
Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023 (11/11/2022)
4 phóng viên, cộng tác viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản (10/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: [email protected]
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website